Giải mã "thời trang bền vững" 2020
Green Lady Khi nhắc tới 'thời trang bền vững', chúng ta thường liên tưởng đến những trang phục làm từ các nguyên liệu tái chế, sợi cotton tổng hợp... Tuy nhiên, những mẫu quần áo gắn mác 'thời trang bền vững' chưa thực sự giải quyết vấn đề môi trường triệt để và bù đắp lại lượng khí thải ra từ quá trình sản xuất chúng.
Khoảng thời gian vừa qua đã có khá nhiều tin không vui về môi trường như nạn cháy rừng ở California, Nga, Brazil và đặc biệt là Úc. Không chỉ vậy, càng ngày càng có nhiều báo cáo tiêu cực về môi trường như cạn kiệt nguồn tài nguyên không tự làm mới được, khí hậu biến đổi, thiên tai thảm hoạ…
Không thể phủ nhận rằng ngành thời trang hiện nay chính là một trong những tác nhân chính gây ô nhiễm môi trường. Chúng ta được khuyến khích mua sắm và sử dụng quần áo một cách ‘bền vững’. Đó có thể là chọn mua những thiết kế được sản xuất nội địa, thuê mượn quần áo, sử dụng sợi cotton tổng hợp hay các loại trang phục làm từ chai nhựa được tái chế.
Chất thải hoá học tại một nhà máy sản xuất quần áo fast fashion tại Trung Quốc
Trong những năm vừa qua, song song vời việc mày mò tìm hiểu các nghiên cứu có sẵn, tôi đã theo chân hành trình sản xuất quần áo của chúng ta. Từ cánh đồng bông gòn tại Texas, đến những nhà máy xử lý vải tại Trung Quốc, cho tới những xưởng dệt may tại Bangladesh và Sri Lanka và cuối cùng là những khu chợ đồ cũ ( và bãi rác) tại Ghana, nơi mà đa số quần áo chúng ta quyên góp từ thiện sẽ cập bến.
Trong tương lai chúng tôi sẽ chia sẻ thêm chi tiết chuyến hành trình này và những nghiên cứu mới ra đời từ nó. Sau đây, chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn ba vấn đề quan trọng nhất đối với ngành thời trang hiện tại.
Một bãi rác chất đầy quần áo tại Ghana
1) Biến đổi khí hậu
Đường ống nước thải của một nhà máy tại Trung Quốc
Ngành công nghiệp thời trang chịu trách nhiệm cho 8% tổng lượng khí nhà kính thải ra môi trường, và dự tính tới năm 2050 sẽ chiếm gần 25% nếu không có bất kì thay đổi nào.
Lượng khí carbon thải ra chủ yếu tại các nhà xưởng ( nơi tạo ra các chất liệu vải dùng làm quần áo). Trong suốt vòng đời của quần áo, 75% lượng carbon thải ra bắt nguồn từ các nhà máy này. Vì vậy, nếu một thương hiệu thời trang muốn đạt sự bền vững, họ phải tập trung vào chúng trước tiên. Sử dụng các nguồn năng lượng thay thế, hạn chế nhiên liệu truyền thống không thể làm mới như than và quản lý chặt chẽ quy trình sản xuất quần áo… Levi’s là một số ít công ty hiện tại trên thế giới đang thực hiện tốt điều này.
2) Vấn đề của nhân công và Quyền phụ nữ
Một nữ công nhân dệt may tại Bangladesh với mức lương là 80$ 1 tháng. Theo tính toán của Asia Floor Wage, mức lương tối thiểu để sinh sống tại Bangladesh là khoảng 350$ 1 tháng.
Những buổi phỏng vấn và các nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng các nhân công xưởng may – đại đa số là phụ nữ - thường được trả lương thấp nhất thế giới.
Ngành công nghiệp thời trang vẫn đang phải đối phó với vấn đề lao động trẻ em và bóc lột sức lao động, theo như báo cáo của Sở Lao động Mỹ. Không dừng lại ở đó, môi trường làm việc không đạt tiêu chuẩn còn chịu trách nhiệm cho nhiều tai nạn thương tâm, như trường hợp của 40 công nhân vài tháng trước đây tại Delhi, Ấn Độ. Để giải quyết vấn đề này, các công ty thời trang cần phải quản lý chặt chẽ và có báo cáo cụ thể về mức lương của những người thợ trong dây chuyền sản xuất của họ. Điều này không khó để thực hiện, và cũng không tốn quá nhiều chi phí.
3) Càng mua sắm nhiều, càng không đạt được sự bền vững
Trong những nghiên cứu của chúng tôi, đây là vấn đề phức tạp nhất. Mua sắm là một cách thể hiện quyền công dân của mình, để cống hiến cho nền kinh tế quốc gia nói riêng và cả thế giới nói chung. Trong bối cảnh môi trường ngày càng rơi vào khủng hoảng hiện nay, các thương hiệu đã ra mắt thêm những sản phẩm gắn mác ‘thời trang bền vững’ để đáp ứng nhu cầu của số đông. Tuy nhiên, những thứ gọi là ‘thời trang bền vững’ này thật sự lại không giải quyết triệt để hai vấn đề nêu bên trên mà còn góp phần ảnh hưởng đến môi trường.
Nhưng chúng ta có thể thay đổi điều này. Thời trang là ngành công nghiệp phục vụ khách hàng, vì vậy họ không thể bỏ qua tiếng nói của chúng ta. Các thương hiệu cần phải thực hiện các chính sách bảo vệ môi trường một cách hợp lí, có khoa học. Ngoải ra các số liệu và quá trình phải được công khai một cách rõ ràng cho công chúng. Đây là phương án duy nhất để giải quyết sự khủng hoảng về mặt môi trường ngày nay. Các công ty luôn phải lắng nghe ý kiến khách hàng, vì vậy, chính bạn cũng có thể góp phần ‘làm sạch’ ngành công nghiệp trị giá hơn 2.5 nghìn tỉ đô này.
Nguồn Harper's Bazaar - Bài PD
FASHIONNET là một ngôi nhà lạc quan, sống động nhưng tràn đầy cảm xúc, với sự ấm áp, thân tình. Fashionnet, nơi chiếu những bộ phim tuyệt vời, những buổi gặp gỡ yêu thương củanhững người yêu nghệ thuật, champagne, trà và lụa. FASHIONNET là thời trang, làm đẹp, nhiếp ảnh, hội họa là một nguồn vui sống tích cực và sinh động, vì phụ nữ hạnh phúc thì thế giới mới tốt đẹp. Fashionnet tại 7 Bis Nguyễn Thị Minh Khai, phưòng Bến Nghé, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh. Hotline: 093 406 8088