288
03 Tháng 10 11:14 am

Christian Dior: nhà mốt của những giấc mơ

 "Happiness is secret to all beauty. There is no beauty without happiness” – Christian Dior. Đối với các tín đồ thời trang, Christian Dior là một huyền thoại không ai có thể thay thế, còn đối với tôi, Christian Dior là một người đàn ông chân chính, có ước mơ và theo đuổi chúng như một sứ mệnh

 


Trong kỉ nguyên của máy móc, thời trang là nơi nương náu duy nhất cho loài người: tính cá nhân, không thể bị bắt chước” – Christian Dior

Christian Dior sinh ngày 21/01/1905 tại thị trấn Granville, một địa điểm nghỉ dưỡng nổi tiếng về thời trang ở miền Bắc nước Pháp. Ông là con trai trong gia đình gồm 5 người con của một nhà sản xuất phân bón giàu có. Lên 5 tuổi, ông theo gia đình chuyển đến thủ đô Paris

Cha mẹ Christian Dior hy vọng ông trở thành một nhà ngoại giao nhưng Dior lại mơ ước được học nghệ thuật và kiến trúc. Tuy vậy, sau khi đậu tú tài, trong những năm 1920-1925, ông đã theo học ngành khoa học chính trị tại trường École Libre des Sciences Politiques theo nguyện vọng của cha mẹ. Chính vì ngọn lửa đam mê nghệ thuật luôn nhen nhóm nên bạn bè của ông chủ yếu là giới nghệ sĩ, nhà văn, họa sĩ.

Christian Dior giới thiệu dòng đầu tiên và cũng là nổi tiếng nhất, "New Look", vào năm 1947, dùng 20 yards vải thượng hạng nhất để tạo ra chiếc váy đáy thắt lưng ong, phồng ở hông, cổ xẻ sâu gợi cảm, làm tôn lên đường cong thân hình người phụ nữ. Mẫu thiết kế này ngay lập tức tạo nên tiếng vang cho thương hiệu, có đối tượng khách hàng yêu chuộng trải dài từ châu Âu cho đến Hollywood, với doanh số 12,7 triệu Franc vào năm 1949.


Bộ sưu tập “New Look” chính là hình bóng của hoa và thế giới hoa, lấy cảm hứng từ những đường cong, cánh hoa của những bông hoa, đó là khái niệm về phụ nữ duyên dáng và cao thượng như một loài hoa.




Đó là một bộ sưu tập đầy nữ tính và gợi cảm, với những chiếc đầm phồng, thắt eo nhỏ và dài ngang bắp chân. Đó là một cách để Dior bày tỏ quan điểm phản chiến, chống lại sự nam tính mạnh mẽ của trang phục chiến tranh. Bộ sưu tập đã khiến Carmel Snow, tổng biên tập của tạp chí Harper’s Bazaar Mỹ phải thốt lên: “Quả là một cái nhìn mới”. Từ đó cái tên New Look cũng gắn liền với bộ sưu tập. Nhà couture London John Cavanagh đã miêu tả những thiết kế này như là “một sự tôn vinh hoàn hảo đường cong của phái đẹp”.

Trong những bộ sưu tập được ra mắt, Dior đã cho thấy một sức sáng tạo vô tận. Ông luôn đưa ra những kiểu dáng mới, đặc biệt là kiểu váy dáng dài, tạo nên một cuộc cách mạng thời trang trong thời kỳ hậu chiến. Phong cách của Christian Dior luôn tập trung tôn vinh sự nữ tính và sang trọng, đó cũng là tôn chỉ xuyên suốt trong các thiết kết ngày nay của Dior. Mặc dù có những đóng góp vô cùng to lớn đối với lịch sử phát triển của thời trang, Dior luôn tự nhận rằng mình làm vì đam mê, vì những ước mơ luôn bùng cháy mãnh liệt. Đó là lý do vì sao trong suốt cuộc đời ông, có những lúc lạc lối, có những lúc vô định, có những lúc muốn buông xuôi nhưng cũng vì những thôi thúc đó đã đẩy ông về phía trước. Có lẽ đi hết cuộc đời này, ông cũng không thể hiểu đam mê là gì, chỉ biết rằng thiếu nó ông không sống được, dường như đã được viết sẵn trong những ngôi sao trên cao kia, thời trang là định mệnh cuộc đời ông


Ông luôn mong muốn phục trang có để làm cho người phụ nữ đẹp hơn, đẹp hơn so với bình thường. Đó là ý tưởng biến đổi thực tại, thoát ly thực tại và làm cho cuộc sống chúng ta luôn có một chiều sâu mơ ước

Sự nghiệp của Christian Dior thật ra chỉ kéo dài 10 năm. Sau khi ông đột ngột qua đời vào năm 1957, nhiều nhà thiết kế như Yves Saint Laurent, Marc Bohan, Gianfranco Ferré, John Galliano, Raf Simons và gần đây nhất là Maria Grazia Chiuri đã lần lượt nối bước bậc thầy : mỗi người một phong cách, họ đã ít nhiều thành công trong việc duy trì thương hiệu Dior. Cuộc triển lãm tại Viện bảo tàng nghệ thuật trang trí ở Paris với hơn 300 kiểu áo lấy từ các bộ sưu tập thời trang cao cấp, phản ánh không những tài năng của Christian Dior mà còn cho thấy sự đóng góp của lớp tài năng đi sau ông


Triển lãm Christian Dior: Designer of Dreams tại bảo tàng Musée des Arts Decoratifs là một trong những triển lãm quy mô nhất về Dior nhân dịp kỷ niệm 70 năm thành lập nhà mốt này


Cách trưng bày mới lạ, kết hợp đan xen giữa các thiết kế có điểm tương đồng của các đời giám đốc sáng tạo khác nhau tạo nên nét cuốn hút đặc biệt cho triển lãm


Nhà mốt Dior nhắc người yêu thời trang về sức hút cốt lõi của Haute Couture – sự tinh chế và đặc quyền, thế giới riêng bí ẩn của người mặc


BST DIOR HAUTE COUTURE XUÂN HÈ 2010: Sắc xuân lộng lẫy


BST DIOR THU ĐÔNG 2010: Bông hoa tulip rực rỡ 


BST Dior Thu Đông 2015: Nồng nàn với hoa phong lan trắng

Trong 70 năm lịch sử đình đám của nhà mốt nổi tiếng đến từ nước Pháp, những người từng nắm giữ vị trí Giám đốc sáng tạo chủ chốt của Dior luôn là đàn ông. Từ Christian Dior, Yves Saint Laurent, Gianfranco Ferré, John Galliano, Bill Gaytten và mới đây nhất là Raf Simon. Maria đã làm một cú đột phá trong lịch sử khi trở thành nữ Giám đốc sáng tạo của Dior. Những thiết kế Haute Couture lãng mạn và bay bổng của Valentino dưới thời Maria Grazia Chiuri và Pierpaolo Piccioli nhanh chóng trở thành nền móng của nhãn hiệu thời trang nước Ý. Họ nhanh chóng mở rộng quy mô workshop của mình và chiêu mộ những nhà thiết kế tài năng trong độ tuổi 20 về với Valentino trong nỗ lực đem đến sức trẻ cho ngành công nghiệp thời trang già cỗi


BST DIOR XUÂN HÈ 2017 


BST DIOR HAUTE COUTURE XUÂN HÈ 2018: Bàn cờ siêu thực 


BST DIOR CRUISE 2019: Nữ cao bồi hiên ngang và kiêu hãnh


Giám đốc sáng tạo Maria Grazia Chiuri tôn vinh sự đồng điệu của người yêu thời trang và nghệ nhân, dành cho những phụ nữ tìm kiếm vẻ đẹp sâu lắng, vượt xa khỏi sự hào nhoáng nhất thời


DIOR XUÂN HÈ 2019: Thời trang và những vũ điệu say đắm 

Bài Chip Phan 

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 

XEM PHIM: Christian Dior, con người đằng sau huyền thoại

THỜI GIAN: 3 giờ chiều thứ Bảy, 06/10/2018

ĐỊA ĐIỂM: Cà phê thứ Bảy - 38 Võ Văn Tần, Quận 3 

# Vào cửa tự do. / Phim có phụ đề tiếng Việt và chiếu đúng giờ. 
“Tôi từng muốn là kiến trúc sư. Là một nhà thiết kế thời trang, tôi phải tuân thủ những quy luật, nguyên tắc của kiến trúc. Không có gì vô lý khi nói về kiến trúc của một chiếc váy. Một chiếc váy được tạo nên bởi vải vóc, và chất liệu của loại vải chính là bí quyết của việc may đo, một bí quyết dựa trên định luật đầu tiên của kiến trúc, định luật về lực trọng trường.” – Christian Dior. 
Các bạn thân mến, tháng 10 này chúng ta sẽ cùng CLB Điện ảnh Kiến trúc khám phá mối tương quan giữa Thời trang và Kiến trúc. Những năm gần đây, mối tương quan này đã trở thành nguồn cảm hứng để các kiến trúc sư như Rem Koolhaas, Herzog & De Meuron, Frank Gehry, Toyo Ito hay Zaha Hadid không ngừng cho ra những tác phẩm đầy sáng tạo, thông qua những cách nhìn nhận khác về vật liệu, kết cấu và hình thái. Các công trình kiến trúc liên quan đến thời trang được xây dựng trở thành biểu tượng của một lối tư duy mới, nhấn mạnh đến việc ảnh hưởng qua lại này. 
Ngược lại, từ lâu nay, nhiều nhà thiết kế thời trang cũng chịu ảnh hưởng từ kiến trúc. Một trong số họ là nhà tạo mẫu người Pháp lừng danh Christian Dior (1905-1957). Cuốn phim mà CLB Điện ảnh Kiến trúc muốn giới thiệu tới các bạn ngày 6 tháng 10 tới đây, "Christian Dior, the man behide the myth" (Christian Dior, con người đằng sau huyền thoại) của đạo diễn Philippe Lanfranchi kể về cuộc đời và tác phẩm của ông. Cuốn phim nói tới một Christian Dior đầy sáng tạo, người đã nghĩ ra trường phái "New look" đầy cấu trúc, mong muốn thay đổi hình ảnh người phụ nữ thông qua phom dáng nữ tính và thanh tao. Nhưng đồng thời đằng sau thế giới thời trang xa hoa là một Christian Dior khác, một người thích sống tĩnh lặng trong cô đơn, với những niềm đam mê khác của mình, đặc biệt là kiến trúc, ngành mà ông muốn học trước khi trở thành nhà thiết kế thời trang. Bộ phim nói đến tình yêu với kiến trúc từ nhỏ đã tác động đến tư duy sáng tác của cả cuộc đời ông như thế nào.
Ngoài ra, cuốn phim cũng là cơ hội cho chúng ta chìm đắm trong thế giới thời trang của Paris những năm nửa đầu thập kỷ 20, với nhiều tư liệu quý giá. 
#ChristianDior #Fashionnet 

Khách mời đặc biệt: HƯƠNG COLOR từ FASHIONNET MAGAZINE

FASHIONNET là một ngôi nhà lạc quan, sống động nhưng tràn đầy cảm xúc, với sự ấm áp, thân tình. Fashionnet, nơi chiếu những bộ phim tuyệt vời, những buổi gặp gỡ yêu thương của những người yêu nghệ thuật, trà và lụa. FASHIONNET là thời trang, làm đẹp, nhiếp ảnh, hội họa là một nguồn vui sống tích cực và sinh động, vì phụ nữ hạnh phúc thì thế giới mới tốt đẹp. Fashionnet tại 7 Bis Nguyễn Thị Minh Khai, phưòng Bến Nghé, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh. Hotline: 093 406 8088

Thời trang Siêu thực: Khi thiết kế phá vỡ thực tại

Thời trang Siêu thực: Khi thiết kế phá vỡ thực tại

Fashion Story Thế giới thời trang đã ứng dụng một loạt những chủ đề và kĩ thuật đặc sắc từ phong trào Siêu thực để tạo ra một cuộc đối thoại giao thoa giữa hai loại hình nghệ thuật.Đến tận hôm nay, Siêu thực vẫn là một nguồn cảm hứng dồi dào để các nhà mốt hàng đầu như Schiaparelli, Comme des Garcons, Thom Browne... tiếp tục khám phá trong những BST mới.

Năm 1460-1469: Thời trang nam thế kỷ 15

Năm 1460-1469: Thời trang nam thế kỷ 15

Fashion Story Trong những năm 1460, sự khác biệt giữa thời trang của Ý và của Bắc Âu ngày càng sâu sắc. Tại các triều đình của Burgundy và Pháp, phom dáng của nam giới và phụ nữ có hình dáng dài và góc cạnh, có thể thấy qua đỉnh mũ nón của phụ nữ cho đến phần mũi giày của nam giới. Ở Ý, lấy cảm hứng từ nghệ thuật và trang phục của thời cổ đại, tỷ lệ tự nhiên hơn và kiểu dáng xếp nếp bồng bềnh đã thịnh hành.

Năm 1460-1469: Thời trang nữ thế kỷ 15

Năm 1460-1469: Thời trang nữ thế kỷ 15

Fashion Story Trong những năm 1460, sự khác biệt giữa thời trang của Ý và của Bắc Âu ngày càng sâu sắc. Tại các triều đình của Burgundy và Pháp, phom dáng của nam giới và phụ nữ có hình dáng dài và góc cạnh, có thể thấy qua đỉnh mũ nón của phụ nữ cho đến phần mũi giày của nam giới. Ở Ý, lấy cảm hứng từ nghệ thuật và trang phục của thời cổ đại, tỷ lệ tự nhiên hơn và kiểu dáng xếp nếp bồng bềnh đã thịnh hành.


AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

Storytelling Tính xác thực và độc đáo là tiền tệ của thế giới nghệ thuật. Một Van Gogh giả không có ý nghĩa gì, nhưng một Renoir thật có nghĩa là tất cả. Tuy nhiên, giống như mọi hoạt động theo đuổi sáng tạo, AI có khả năng phá vỡ thế giới nghệ thuật, cả quá khứ lẫn hiện tại. AI, được hỗ trợ bởi các bộ dữ liệu được tuyển chọn, đang tự định vị mình là một công cụ để hiểu rõ hơn về lịch sử nghệ thuật và là phương tiện mới cho các nghệ sĩ trong tương lai.

Nguyễn Tư Nghiêm - Màu của nguồn suối tâm linh sâu thẳm

Nguyễn Tư Nghiêm - Màu của nguồn suối tâm linh sâu thẳm

Art_Painting Những gì làm nên một Nguyễn Tư Nghiêm như "một mệnh đề đứng riêng", theo cách nói của Thái Bá Vân, là các đề tài mang màu sắc văn hoá dân tộc, và cùng với đề tài là các hoạ tiết xuất xứ từ di sản nghệ thuật dân gian. Đề tài trong tranh Nguyễn Tư Nghiêm là những điệu múa cổ, là hình ảnh Thánh Gióng, là hình ảnh Thuý Kiều & Kim Trọng - những nhân vật trong tác phẩm nổi tiếng nhất của văn học cổ điển Việt Nam, là 12 con giáp trong vòng xoay hoa giáp biểu tượng cho chu trình thời gian theo lịch pháp Á Đông...

Subscription

Fashionnet

Follow us