288
17 Tháng 07 2:19 am

Art that Changed the World I Nghệ thuật thời Ai Cập cổ đại

 Sang trọng, độc đáo, màu sắc và giàu ý nghĩa. Các tác phẩm Ai Cập cổ luôn thu hút sự quan tâm và ảnh hưởng nhất định đến nền văn hóa, nghệ thuật phương Tây cho đến ngày nay

Nghệ thuật không ngừng phát triển. Từ khi những người nghệ sĩ đầu tiên vẽ lên tường để trang trí hang động của mình thời tiền sử, các họa sĩ đã và luôn nghiên cứu để tìm ra những phương thức mới khắc họa thế giới xung quanh mình. Đôi khi lại có những cá thể thiên tài - như Giotto, Leonardo, Picasso - mở ra một chương mới trong biên niên sử nghệ thuật, hay một nhóm họa sĩ chung tư tưởng cùng nhau mở đầu một trường phái, một phong trào nghệ thuật.

Art that Changed the World  tổng hợp sự phát triển của những phong trào nghệ thuật nổi bật nhất. Chúng đều bắt đầu với một ‘điểm ngoặt’ - một bức tranh định hình hay đánh dấu những đặc điểm chung của phong trào - và được ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác nhau: một loại chất liệu vẽ mới, những sự kiện lịch sử, hay một cá thể thách thức những suy nghĩ thông thường. Cách mạng Pháp đã truyền cảm hứng cho các họa sĩ trường phái Lãng mạn và Tân cổ điển; sự ra đời của in ấn mở đầu cho loạt tác phẩm thời Phục Hưng; và sự phát triển của ngành đường sắt cũng gián tiếp thay đổi hướng đi của trường phái Ấn tượng.

Tốc độ thay đổi của nghệ thuật cũng khác biệt theo thời gian. Các tác phẩm nghệ thuật Ai Cập cổ đại gần như tương tự nhau xuyên suốt hàng thế kỉ, trong khi vào những năm trước khi xảy ra Thế chiến thứ nhất, vô vàn tác phẩm nghệ thuật độc đáo ra đời. Tập sách tranh này sẽ đưa người xem qua một hành trình phát triển của nghệ thuật từ những bức tranh vẽ hang động đầu tiên cho đến tận ngày hôm nay.

CHƯƠNG 1: CỔ ĐẠI VÀ TRUNG CỔ

PHẦN 1B: NGHỆ THUẬT THỜI AI CẬP CỔ ĐẠI

Nghệ thuật Ai Cập đã góp một phần quan trọng trong sự phát triển của nền văn hóa phương Tây. Đặc biệt là người Hi Lạp, chính nhờ thông qua họ mà những khía cạnh đặc trưng của nghệ thuật Ai Cập cổ được lưu truyền sau này. Các tác phẩm tranh Ai Cập đều mang một ý nghĩa riêng mình. Những nghệ sĩ thời đó phải tuân theo một tiêu chuẩn đã định sẵn, không hề có khái niệm sáng tạo, vẻ đẹp riêng hay tính độc đáo. Chính bản thân họ khi đó cũng chỉ ngang hàng với những người thợ nhân công thông thường. Người Ai Cập cổ có một niềm tin mãnh liệt vào thế giới bên kia, và họ dùng nghệ thuật để chúc phúc và bảo vệ những người đã khuất trong thế giới đó. Ta có thể thấy sự chi tiết và cẩn thận của nghệ sĩ Ai Cập cổ ở những tác phẩm trang trí tường và kho báu trong lăng mộ của Tutankhamun, vị vua Ai Cập cai trị vào giai đoạn vàng son của nghệ thuật - Vương triều thứ 18 (1540 - 1295 TCN)

Mặt nạ chôn cất Vua Tutankhamun 1324 TCN, Một trong những biểu tượng đặc trưng nhất của nghệ thuật Ai Cập cổ, mặt nạ chôn cất của Tutankhamun thể hiện sự cẩn thận, kĩ càng của người nghệ sĩ và sự xa hoa, hoành tráng trong việc mai táng cho vị vua đã khuất. Mục tiêu chính của chiếc mặt nạ là bảo vệ phần đầu của pharaoh, thứ cần được giữ nguyên vẹn khi tái sinh lại ở thế giới bên kia. Vàng sử dụng ở đây không chỉ đơn thuần là mang tính chất phô trương, mà nó đại diện cho sự trường sinh bất tử.

Bối cảnh

Nền văn minh Ai Cập đáng ngưỡng mộ không chỉ bởi sự thịnh vượng mà là sự bền vững của nó. Dòng sông Nile đã tạo mảnh đất màu mỡ cho nền nông nghiệp của nước này phát triển. Từ đó, Ai Cập có nguồn tài chính cần thiết để thống trị các đất nước liền kề trong giai đoạn Vương quốc Cổ (2647 - 2124 TCN).

Từ khi còn rất sớm, người Ai Cập đã có thiết lập lên những nghi lễ mai táng chỉn chu, hào nhoáng. Kim tự tháp đầu tiên được xây dựng nên thời Vương triều thứ 3, ban đầu nó không phải là lăng mộ - mà chỉ là khu nhà của những ka (linh hồn) người chết. Kho báu được lấp đầy các gian nhà này để họ dùng ở thế giới bên kia.


Lăng mộ Hoàng tử Khaemwaset

Người Ai Cập rất đặt nặng những vấn đề tâm linh, tôn giáo... vì vậy các bức tranh luôn bị kiểm soát một cách chặt chẽ. Hình người trong tranh luôn phải được thể hiện đầy đủ, không cắt xén. Chính vì vậy những nghệ sĩ đã kết hợp giữa góc nhìn chính diện và góc nhìn ngang, tạo nên một hình người méo mó đặc trưng và đôi lúc kì lạ. Ví dụ như hình tượng của Nebamun trong bức Nebamun hunting in the marshes, cánh tay trái lại được gắn vào bên phải. Biểu cảm và các cử động bị loại bỏ hoàn toàn. Kích cỡ của hình người đại diện cho tầm quan trọng của họ, và màu da cũng được định sẵn - màu đỏ cho nam, trắng kem cho nữ, và vàng (biểu tượng của sự bất tử) cho các vị thần. Xuyên suốt 3000 năm tồn tại, chất lượng tranh của nền văn mình Ai Cập luôn luôn ổn định, ít thay đổi về mặt chất lượng và cả các quy luật.


Công chúa Nefertiabet , Vương triều thứ 4,2500 TCN. Bức phù điêu đá vôi được tìm thấy ở lăng mộ công chúa tại Giza. Khoác trên mình chiếc váy da báo đốm, cô ngồi trước những món đồ ăn và lễ vật được cống hiến cho mình mang theo sang thế giới bên kia.

Những quy luật này được áp đặt trong phần lớn lịch sử Ai Cập cổ đại, tuy nhiên chúng bớt nghiêm ngặt hơn trong những giai đoạn xung đột chính trị. Ta có thể thấy điều này qua những bức tranh tường tại thành phố Gebelein. Các điều luật cũng đã được điều chỉnh dưới thời đại hỗn loạn của vua Akhenaten, bằng chứng là sự xuất hiện của các chuyển động và tương tác con người trong bức tranh vẽ con gái ông. Những truyền thống lâu đời chỉ bắt đầu suy yếu sau khi Tân Vương quốc Ai Cập, cũng là lúc các nền văn minh khác như Ba Tư, Kush, Hy Lạp và La Mã đe dọa đất nước.


Hai người con gái của Akhenaten, Vương triều thứ 18, 1353 -35 TCN. Phong cách nghệ thuật thay đổi rõ rệt dưới triều đại của 'Vua dị giáo' Akhenaten

Nguồn gốc của những bức tranh Ai Cập có thể truy về từ tận thời tiền sử. Những nghệ nhân của nền văn hóa Nagada (4000 - 3500 TCN) đã sản xuất ra đồ gốm họa tiết, với những họa tiết mà sau này vẫn còn được sử dụng trong thời kỳ Sơ triều đại. Bức tranh vẽ lăng mộ xa xưa nhất được ước tính là vẽ vào năm 3100 TCN và được phát hiện tại thủ đô cũ, Hierakonopolis. Các bức tranh vẽ tại lăng mộ hoàng gia ở Saqqara ( bao gồm các kim tự tháp và những khu vực chôn cất nhỏ hơn) cũng được cho rằng ra đời vào Thời kỳ Vương triều thứ nhất.


Rahotep và Nofret, Vương triều thứ 4, 2570 TCN.  Hai bức tượng này mang độ chi tiết đáng kinh ngạc, thậm chí còn có cả chi tiết những cọng tóc thật của Nofret lọt ra bên dưới mái tóc giả.

Mặc dù những tác phẩm trong lăng mộ Ai Câp trông rất sang trọng và nghệ thuật trong mắt người hiện đại, nhưng đó không phải chủ ý của người Ai Cập xưa. Tất cả mọi thứ trong nghi thức tang lễ Ai Cập cổ đại đều mang một mục đích chung: bảo vệ người đã khuất ở thế giới bên kia. Các bức tranh không được thiết kế để trông thực tế hay hợp mắt - chúng chỉ là một phần trong nghi lễ. Những tập tục này gần như được giữ nguyên xuyên suốt thời kì Ai Cập cổ.

NHỮNG ẢNH HƯỞNG NGHỆ THUẬT

Những quy luật chung về trang trí lăng mộ đã được hình thành từ lâu trước Saqqara được xây dựng nên. Một trong những chủ đề xuất hiện nhiều nhất là nông nghiệp, vì đó là hoạt động đã gắn liền với cuộc sống nhiều người thời đó - ví dụ như Unsu, một trong những lãnh chúa có sức ảnh hưởng nhất thời đó, đã từng là người kiểm kê lượng gạo đất nước. Một lí do khác là vì thức ăn lương thực được coi là điều không thể thiếu khi người đã khuất bước sang thế giới bên kia.

Các tác phẩm điêu khắc thường được kết hợp với tranh trong những lăng mộ đầu tiên, tạo nên những phù điêu màu sắc thay vì chỉ đơn giản là bích họa. Đoàn người chăn nuôi và đàn gia súc của họ cũng là một chủ đề phổ thông - ám chỉ sự giàu sang của người đã khuất.


Cống vật của Ptah Sekhem Ankh, 2454 - 2311 TCN.
 

Các quy tắc quy định cách các nghệ sĩ sắp xếp tranh vẽ của mình. Hình người được khắc họa rõ ràng, nhưng phần vai được vẽ về phía trước. Những hình ảnh, kí tự được xếp trải dài thành một đường thẳng theo chiều ngang, gọi là ‘registers’


Lăng mộ của Unsu, 1479 - 1425 TCN.

Hieroglyph, dịch sát nghĩa là “chữ thánh”, được dùng để nhấn mạnh những vật thể trong tranh. Các đối tượng trong tranh thường không có nhiều ý nghĩa nếu đứng một mình, mà phải nhìn tổng thể cả bức để hiểu đúng mục đích của tranh. Các bức vẽ lăng mộ thường được cá nhân hóa theo một chủ đề liên quan tới người được chôn cất.


Nữ thần Ma'at, 1297 - 1185 TCN

Xanh Ai Cập được coi là chất tạo màu tổng hợp đầu tiên của thế giới. Nó là chất canxi đồng silicat được tạo ra bằng cách kết hợp bột đá vôi với cát chứa đồng.

ĐIỂM NGOẶT


Mastaba của Ty, Vương triều thứ 5, 2494 - 2345 TCN

Đây được coi là bức tranh tiêu biểu nhất tại lăng mộ Saqqara, ước tính ra đời vào Vương triều thứ nhất. Ty là một trong những người có địa vị cao nhất - “Người giám sát Kim tự tháp Niuserre” là một tước vị của ông - và cấp bậc của ông cũng được thể hiện thông qua các tác phẩm phù điêu tinh xảo tại nơi chôn cất.

Bức tranh khắc họa một hàng dài người hầu mang thức ăn, động vật và những tài sản cống vật, cùng với hình ảnh minh họa chi tiết những hoạt động của Ty, từ trồng trọt, pha chế đến kiểm kê quản lý tài sản… Ngoài ra trên tấm phù điêu này còn có những khung cảnh độc đáo hơn, như săn hà mã bằng lao.

KIỆT TÁC


Nebamun săn bắt tại đầm lầy, Vương triều thứ 18,1350 TCN.

Bức bích họa này là tác phẩm kinh điển nhất của tranh vẽ lăng mộ Ai Cập. Nó nằm trong loạt tranh bích họa trang trí nơi chôn cất của Nebamun, người - dựa trên những kí tự tượng hình trong khu mộ - “kiểm kê lượng gạo thóc trong kho chứa lễ vật.” Ban đầu bức tranh có kích cỡ lớn hơn, và còn có cả miêu tả hình ảnh Nebamun phóng lao đánh cá. Tuy nhiên khi được phát hiện nó đã không còn nguyên vẹn, nhưng một mảnh của cây lao vẫn có thể thấy được ở góc bên dưới tay trái.

Nhìn thoáng qua, khung cảnh sẽ chỉ đơn giản là một hoạt động thông thường mà Nebamun thực hiện khi còn sống. Tuy nhiên quan điểm đó là sai lầm, bởi vì nghệ thuật Ai Cập cổ luôn mang một ý nghĩa sâu sắc hơn. Nebamun sẽ không bao giờ đi săn trong khi vẫn đang đội tóc giả và đeo vòng trang trí, vợ của ông sẽ không mặc bộ trang phục chỉ dành cho nghi lễ, và sự xuất hiện của những đứa con ông cũng không hề hợp lí.

Thật ra, bức tranh là biểu tượng cho sự sinh sôi và tái sinh. Hai búp và bông hoa sen treo trên tay phải Nebamun ám chỉ đến vị thần mặt trời Ra, người thường được khắc họa là đang ngồi trên bông sen. Vàng đại diện cho mặt trời, và nó được tìm thấy trong mắt của con mèo trong tranh, đây cũng là loài vật yêu thích của con gái thần Ra, nữ thần Bastet.

Bài viết dịch từ cuốn sách Art that Changed the World - Bài dịch PD. Vui lòng ghi rõ nguồn từ Fashionnet.vn khi muốn sao chép. 

________________________________________________

G Studio 

Art Design Center 

vietnamcolor.vn - fashionnet.vn

Contact: 0903788646 - 0903975081

Email: Huongcolor.gstudio@gmail.com \

Office: Vietthi Company Limited (Vietnam Vision)

30, C18 Street, ward 12, Tan Binh District – Hochiminh City 

 

Pro Creative Course I Khóa học Art, Design, Creativity, Writing, Storytelling: 6 buổi/tháng (cho mỗi môn học): Học viết, thiết kế, vẽ và tìm hiểu lịch sử nghệ thuật, phương pháp tư duy, xây dựng giá trị cốt lõi của sáng tạo. Những bài giảng tạo ra những gợn sóng xung động trong tâm trí và trái tim, giúp bạn tìm thấy những nguyên tắc dẫn lối tài năng của mình đến với cái đẹp và sự sáng tạo. Khoá học là một cuốn sách hướng dẫn hành trình trải nghiệm. Đây là lời mời hít thở bầu không khí nghệ thuật tại G Studio để bạn cảm nhận cái đẹp từ cuộc sống, thiên nhiên và tâm hồn. 

HuongColor I người sáng lập G Studio là nhà thiết kế, họa sĩ và giám đốc sáng tạo, biên tập tạp chí thời trang. 1996 tốt nghiệp ngành Thiết kế tại Hanoi University of Industrial Fine Art (UIFA), sau đó Huongcolor trở thành giám đốc sáng tạo của tạp chí Đẹp. 2007 cô sáng lập công ty truyền thông, quảng cáo Vietnam Vision (Vietthi Company Limited). Năm 2010, cô được bổ nhiệm giám đốc nội dung của Elle Magazine. 2016 sáng lập Vietnam Designer Fashion Week (VDFW). 2021 thành lập G_studio tư vấn chiến lược và định hướng sáng tạo, hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, thiết kế, nghệ thuật.

Kaiku: Sắc màu từ thiên nhiên

Kaiku: Sắc màu từ thiên nhiên

Art_Painting Sinh viên tốt nghiệp tại trường Imperial College London, Nicole Stjernsward đã phát minh ra Kaiku, một hệ thống giúp chuyển hoá thực vật thành các loại bột màu từ quá trình ứng dụng công nghệ bay hơi.


VietnamColor I ra mắt triển lãm nghệ thuật & thiết kế “ĐI & VỀ, ĐI”

VietnamColor I ra mắt triển lãm nghệ thuật & thiết kế “ĐI & VỀ, ĐI”

Pro_Creative ĐI & VỀ, ĐI để vẽ nên màu của mình, chúng ta là Màu Việt Nam. Khi người nghệ sĩ chọn chất liệu, họ say mê bề mặt của giấy, toan, đất, vải, vóc, sơn hay bất kỳ kết cấu nào tạo ra cảm xúc để sáng tạo. Người thưởng ngoạn hít thở sâu, nhắm mắt, lắng nghe từ trực giác, mở mắt để thấu cảm màu sắc, hình, khối, vẻ quyến rũ từ chất liệu, tài năng của người nghệ sĩ, hòa nhịp làm nên câu chuyện sáng tạo. Khi bắt đầu chạm, sẽ hiểu rồi yêu, điều này vô cùng quý giá cho hành trình khám phá nghệ thuật ĐI & VỀ, ĐI của mỗi người.

AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

Storytelling Tính xác thực và độc đáo là tiền tệ của thế giới nghệ thuật. Một Van Gogh giả không có ý nghĩa gì, nhưng một Renoir thật có nghĩa là tất cả. Tuy nhiên, giống như mọi hoạt động theo đuổi sáng tạo, AI có khả năng phá vỡ thế giới nghệ thuật, cả quá khứ lẫn hiện tại. AI, được hỗ trợ bởi các bộ dữ liệu được tuyển chọn, đang tự định vị mình là một công cụ để hiểu rõ hơn về lịch sử nghệ thuật và là phương tiện mới cho các nghệ sĩ trong tương lai.

Subscription

Fashionnet

Follow us