288
24 Tháng 07 9:40 am

Art that Changed the World I Nghệ thuật Hy Lạp - La Mã cổ đại

 Nghệ thuật Hy Lạp - La Mã cổ đại theo chủ nghĩa tự nhiên, hình ảnh thực tế nhưng vẫn thể hiện sự sang trọng, quyền lực. Những tác phẩm từ thời đại này chính là những viên gạch đầu tiên xây dựng nên nền nghệ thuật phương Tây.

Nghệ thuật không ngừng phát triển. Từ khi những người nghệ sĩ đầu tiên vẽ lên tường để trang trí hang động của mình thời tiền sử, các họa sĩ đã và luôn nghiên cứu để tìm ra những phương thức mới khắc họa thế giới xung quanh mình. Đôi khi lại có những cá thể thiên tài - như Giotto, Leonardo, Picasso - mở ra một chương mới trong biên niên sử nghệ thuật, hay một nhóm họa sĩ chung tư tưởng cùng nhau mở đầu một trường phái, một phong trào nghệ thuật.

Art that Changed the World  tổng hợp sự phát triển của những phong trào nghệ thuật nổi bật nhất. Chúng đều bắt đầu với một ‘điểm ngoặt’ - một bức tranh định hình hay đánh dấu những đặc điểm chung của phong trào - và được ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác nhau: một loại chất liệu vẽ mới, những sự kiện lịch sử, hay một cá thể thách thức những suy nghĩ thông thường. Cách mạng Pháp đã truyền cảm hứng cho các họa sĩ trường phái Lãng mạn và Tân cổ điển; sự ra đời của in ấn mở đầu cho loạt tác phẩm thời Phục Hưng; và sự phát triển của ngành đường sắt cũng gián tiếp thay đổi hướng đi của trường phái Ấn tượng.

Tốc độ thay đổi của nghệ thuật cũng khác biệt theo thời gian. Các tác phẩm nghệ thuật Ai Cập cổ đại gần như tương tự nhau xuyên suốt hàng thế kỉ, trong khi vào những năm trước khi xảy ra Thế chiến thứ nhất, vô vàn tác phẩm nghệ thuật độc đáo ra đời. Tập sách tranh này sẽ đưa người xem qua một hành trình phát triển của nghệ thuật từ những bức tranh vẽ hang động đầu tiên cho đến tận ngày hôm nay.

CHƯƠNG 1: CỔ ĐẠI VÀ TRUNG CỔ

PHẦN 1C: NGHỆ THUẬT HY LẠP - LA MÃ CỔ ĐẠI

Những bức tranh và tác phẩm điêu khắc ra đời vào thời kì thịnh vượng của Hy Lạp và La Mã cổ đại là những viên gạch đầu tiên xây dựng nên nền nghệ thuật phương Tây. Các thời đại sau này đều coi đây là giai đoạn hoàng kim với những thành tựu đáng kinh ngạc, khó có thể vượt qua. Cả hai nền văn minh này đều ra đời những tác phẩm nghệ thuật mang phong cách rất quý tộc, oai vệ. Nhiều tác phẩm điêu khắc vẫn tồn tại đến ngày nay, trong khi đa số tranh vẽ đã bị thời gian hủy hoại hay thất lạc. Tuy nhiên, danh tiếng của các bức tranh vẫn được các tài liệu xưa ca tụng đến trời xanh, và những phát hiện mới càng khẳng định đẳng cấp cổ điển của tranh vẽ thuộc thời đại này. Người Hy Lạp và người La Mã xưa đều chung niềm đam mê khắc họa thực tế, ta có thể thấy điều đó qua kỹ thuật ảo giác trompe l’oeil hay những bức vẽ phong cảnh và sự vật rất tự nhiên, thuần khiết.


Chi tiết bức bích họa Livia's Villa, Rome. Người La Mã thường trang trí nhà của họ bằng khung cảnh vườn cây hoa lá. Một trong những ví dụ nổi tiếng nhất là bức này, nằm trong Villa of Livia ở phía Bắc của Rome. Nó nằm trong một gian phòng dưới hầm, có lẽ là nơi nghỉ ngơi vào mùa hè nắng nóng

BỐI CẢNH

Niềm đam mê nghệ thuật của người Hy Lạp và La Mã có nền tảng rất sâu, bắt nguồn từ những triều đại trước hai nền văn minh này. Tuy nhiên, quyền lực và sức ảnh hưởng của họ càng phát triển, càng nhiều nguồn cảm hứng khác dần xuất hiện. Cả hai nền văn minh này đều trở nên thịnh vượng thông qua sự kết hợp giữa những cuộc chinh phạt và nền giao thương phát triển, từ đó giúp họ tiếp cận được nhiều văn hóa khác nhau.\


Đền Parthenon, Hy Lạp. Nằm trên đỉnh núi Acropolis tại Athens, đền Parthenon - thờ thần Athena - là một trong những di sản lừng danh nhất của Hy Lạp thời kì Cổ điển.

Tại Hy Lạp, người Minos (sống tại đảo Crete thời hiện đại) và người Mycenae (sống tại Hy Lạp lục địa) là hai nền văn minh nội địa ảnh hưởng nhiều nhất đến nghệ thuật. Đất nước Hy Lạp cổ được phân ra làm nhiều thành bang hoàn toàn độc lập, cạnh tranh mạnh mẽ với nhau. Ví dụ như trong sản xuất lu bình, hai thành phố phát triển nhất là Athens và Corinth luôn tìm kiếm những thị trường ngoại thương mới để tranh đua lẫn nhau. Thực dân Hy Lạp cũng ảnh hưởng không nhỏ đến nền nghệ thuật nói chung. Vào thế kỉ thứ 7 TCN, những người di cư tại Bắc Phi quay trở lại quê hương, đưa những thông tin quý giá về nền nghệ thuật Ai Cập hào nhoáng về với đất nước.

Mất một thời gian rất lâu để những ảnh hưởng hoàn toàn khác biệt này kết hợp lại thành một phong cách chung của đất nước. Quá trình này kéo dài cho đến thời kì Cổ Điển (thế kỉ thứ 5 - 4 TCN), khi mà nghệ thuật và kiến trúc Hy Lạp đạt đến đỉnh cao của nó. Những cuộc chinh phạt của Alexander Đại đế còn góp phần đưa những tinh hoa của nghệ thuật Hy Lạp ra thế giới - qua biển Địa Trung hải, đến Bắc Phi và một phần của châu Á.

Alexander the Great as Zeus, 350 TCN, Casa dei Vettii, Pompeii, Ý. Bức tranh tường này là được người La Mã sao chép từ tác phẩm Hy Lạp gốc đã bị thất lạc. 
 

Chặng đường phát triển của tranh vẽ Hy Lạp thì khó nghiên cứu hơn, do có quá ít số lượng còn sót lại đến ngày nay. Tuy nhiên, một điều chắc chắn, là chúng luôn được săn lùng, thu mua - đặc biệt là những người La Mã. Họ viết về chúng, sao chép những bản vẽ đó, và khi cán cân quyền lực giữa hai nền văn minh nghiêng về phía mình, họ chiếm đoạt chúng. Họ khởi đầu là một vương quốc, rồi trở thành một nền Cộng hòa trước khi đạt đến đỉnh cao, lập ra Đế chế La Mã lừng danh một thời. Tuy nhiên dù phát triển đến mấy, tranh vẽ của họ vẫn khó có thể đạt tới tầm của các kiệt tác Hy Lạp.

Đa số tranh vẽ La Mã xưa cũng chung số phận bị tiêu hủy hoặc thất lạc như tranh Hy Lạp, chỉ trừ ngoại lệ là các tác phẩm ở thành phố Pompeii. Kho tàng tranh quý giá tại thành phố bị chôn vùi này còn chứng tỏ một điều rằng người La Mã, dù đạt đỉnh cao, vẫn tiếp tục sưu tập tranh Hy Lạp hoặc sao chép chúng dưới dạng tranh tường hoặc tranh khảm.

DI SẢN HY LẠP


Vào khoảng năm 800 TCN, các bình amphora thường được dùng để đánh dấu nơi chôn cất.  Các họa tiết hình học hay zigzag đan xen với hình ảnh động vật ăn cỏ, người than khóc hay xe đưa tang.
 

Chỉ một phần nhỏ các bức tranh vẽ từ nền Hy - La cổ đại còn tồn tại đến ngày nay, vì thế khó có thể hình dung bức tranh toàn cảnh về sự phát triển của chúng. Tuy nhiên, không thể phủ nhận tranh giá vẽ và tranh tường là hai hình thức nghệ thuật cao quý nhất thời đó, nhận được vô vàn lời tán thưởng từ các tài liệu cổ của Pliny hay những cây bút xa xưa khác. Lu bình họa tiết là những tác phẩm bền vững nhất. Đa số những chiếc bình được tìm thấy trong các lăng mộ, và mặc dù chúng thường bị nứt vỡ, phần lớn vẫn có thể được phục hồi.

Artemis and Actaeon Bell Krater, 470 TCN. Kĩ thuật vẽ màu đỏ - đỉnh cao của gốm Hy Lạp cổ.
 

Bắt nguồn từ nền văn minh Mycenae và Minos, Hy Lạp đã tạo ra phong cách nghệ thuật đặc trưng đầu tiên của mình, phong cách hình học trừu tượng thường được khắc lên lu bình để trang trí. Giai đoạn xuất hiện phong cách này trong lịch sử nghệ thuật được gọi là Giai đoạn Geometric (Hình học), kéo dài từ 900 - 700 TCN. Các yếu tố tượng hình cũng dần dần xuất hiện sau khi tiếp cận với vùng Cận Đông, kết hợp với phong cách trừu tượng ban đầu để hình thành nên đỉnh cao của đồ gốm Hy Lạp cổ: Những chiếc bình hoa họa tiết đen và đỏ.

NHỮNG ẢNH HƯỞNG NGHỆ THUẬT

Nền nghệ thuật của Hy Lạp và La Mã đều có nền tảng rất sâu, về tới tận thời tiền sử. Nhưng những ảnh hưởng chính hình thành nền nghệ thuật Hy Lạp nói chung đến từ hòn đảo Cyclades và nền văn minh Minos trên đảo Crete. Đối với người La Mã, họ đi theo phong cách của người Etruscan. Những lăng mộ người Etruscan tại Tarquinia và Cerveteri giờ đây đều trở thành Di sản Thế giới - khẳng định sự quan trọng của nghệ thuật từ nền văn minh đó.

Người Minos được ảnh hưởng bởi kĩ thuật tranh bích họa của người Hy Lạp. Nền văn minh này trở nên thịnh vượng trên đảo Crete từ năm 2500 TCN, cho ra đời những tác phẩm nghệ thuật tinh tế với mục đích tôn giáo - và cũng có những bức tranh tường đơn thuần để trang trí - tại các lâu đài vĩ đại, đặc biệt ở Knossos.


Dolphin Freso. Những bức bích họa được tái tạo cẩn thận tại lâu đài Knossos, Crete.

Những thực dân Hy Lạp góp phần đưa phong tục và vật liệu truyền thống của họ đến những đất nước xa xôi, truyền bá văn hóa của mình và kết quả thu được là những biến thể nghệ thuật độc đáo, đa dạng ở những địa phương khác nhau. Bức hình này được chụp tại một lăng mộ Hy Lạp ở Ý.


The Diver, 480 TCN. Khắc họa hình ảnh được cho là hành trình bước qua thế giới bên kia
 

Nền văn minh Mycenae, bắt nguồn từ thành phố Mycenae thuộc khu vực Đông Nam của bán đảo Peloponnese, phát triển mạnh mẽ tại Hy Lạp vào cuối Thời đại đồ đồng. Họ được biết đến với kĩ thuật làm gốm đẳng cấp, một nguồn cảm hứng lớn cho những nghệ sĩ vẽ bình hoa Hy Lạp sau này.

The Warrior Vase, thế kỉ thứ 13 TCN. Tác phẩm này độc đáo bởi hình ảnh nó khắc họa: Đội hình phalanx gồm các chiến binh Mycanae
 

Màu đỏ đặc trưng này được tạo ra từ cinnabar (chu sa), một trong những chất màu quý hiếm và đắt đỏ nhất thế giới cổ đại. Một số tác phẩm còn được khắc họa chi tiết lượng cinnabar được sử dụng để thể hiện sự giàu sang của người sở hữu nó. Pliny the Elder cho rằng pha cinnabar với máu dê hay berry nghiền sẽ giúp màu lâu phai mờ hơn.


Tranh tường tại villa của Boscoreale, Rome, 50 - 40 TCN
 

ĐIỂM NGOẶT: THE DIONYSUS CUP

The Dionysus Cup (Ly Dionysus) là một kiệt tác vẽ họa tiết màu đen - kĩ thuật vẽ màu đen trên nền đất sét đỏ. Đây là ly kylix - một dạng ly uống rượu có tay cầm hai bên - thường được dùng trong những buổi tiệc rượu symposia, một dạng tiệc nơi các vị khách khi thưởng rượu sẽ ngả lưng trên ghế dài. Khi khách uống rượu, họa tiết khắc phần đáy ly sẽ được lật ngửa, lộ lên. Tác giả Exekias đã lấy chủ đề từ một bài thánh ca của Homeric về Dionysus, vị thần rượu, người từng bị cướp biển bắt thời niên thiếu. Để chạy thoát, ông đã biến cột buồm thành những cành nho khổng lồ. Quá sợ hãi, những tên hải tặc phải nhảy khỏi thuyền chạy trốn, và chúng đều bị biến thành cá heo. Sau đó, Dionysus ngả lưng như tại một bữa tiệc symposium, tận hưởng cảnh tượng mà mình đã tạo ra. Toàn bộ câu chuyện được tóm gọn trong một bức hình hài hòa, với 7 con cá heo xếp đối lập với 7 chùm nho.The Dionysus Cup (Ly Dionysus) là một kiệt tác vẽ họa tiết màu đen - kĩ thuật vẽ màu đen trên nền đất sét đỏ. Đây là ly kylix - một dạng ly uống rượu có tay cầm hai bên - thường được dùng trong những buổi tiệc rượu symposia, một dạng tiệc nơi các vị khách khi thưởng rượu sẽ ngả lưng trên ghế dài. Khi khách uống rượu, họa tiết khắc phần đáy ly sẽ được lật ngửa, lộ lên. Tác giả Exekias đã lấy chủ đề từ một bài thánh ca của Homeric về Dionysus, vị thần rượu, người từng bị cướp biển bắt thời niên thiếu. Để chạy thoát, ông đã biến cột buồm thành những cành nho khổng lồ. Quá sợ hãi, những tên hải tặc phải nhảy khỏi thuyền chạy trốn, và chúng đều bị biến thành cá heo. Sau đó, Dionysus ngả lưng như tại một bữa tiệc symposium, tận hưởng cảnh tượng mà mình đã tạo ra. Toàn bộ câu chuyện được tóm gọn trong một bức hình hài hòa, với 7 con cá heo xếp đối lập với 7 chùm nho.


Một tác phẩm khác của Exekias

Exekias là một trong những nhà vẽ bình hoa bằng kỹ thuật vẽ màu đen đẹp nhất thời đó. Vừa là thợ gốm vừa là họa sĩ, ông xuất sắc ở cả hai lĩnh vực. 16 tác phẩm có chữ kí và khoảng 40 bức tranh được cho là của ông vẫn tồn tại đến ngày nay. Ông kết hợp sự tỉ mỉ đáng kinh ngạc và chủ nghĩa tự nhiên của mình với một trí tưởng tượng đáng nể, chọn những chủ đề bất thường và tạo cho chúng chiều sâu về mặt tâm lí. Ông cũng có khả năng điều chỉnh các thiết kế của mình sao cho phù hợp với nhiều hình dáng lu bình khác nhau.

KIỆT TÁC: VILLA OF THE MYSTERIES FRESCOES

 

Kiệt tác tranh vẽ La Mã này được phát hiện tại Villa dei Misteri, nằm ở ngoại ô thành phố Pompeii. Đây là một trong những địa điểm may mắn hứng chịu ít tổn thất từ sự bùng phát núi lửa của núi Vesuvius vào năm 79, và phần lớn các bức tranh vẽ tại đây đều được bảo tồn đến hiện tại.


Ảnh toàn cảnh
 

Bức bích họa trải dài ba bức tường của một oecus (phòng ăn lớn) ở góc Tây Nam của villa. Ý nghĩa chính xác của nó vẫn đang được tranh cãi, nhưng đa số chuyên gia đồng ý rằng bức tranh khắc họa một nghi lễ của nhóm phụ nữ sùng bái Dionysus. Nằm ngay giữa bức tranh, vị thần Hy Lạp đang ngả lưng bên cạnh những satyr - những con vật nửa người nửa ngựa bầu bạn với Dionysus. Ngoài ra còn có hình ảnh khắc họa phụ nữ tham gia vào những nghi lễ khác, như đám cưới hay các nghi thức cọ rửa.


 

Người sở hữu những bức tranh này vẫn là một ẩn số, nhưng chắc chắn đây là một người giàu sang, có địa vị. Bằng chứng nằm ở lượng lớn cinnabar, một loại thuốc nhuộm hiếm có đắt đỏ, được sử dụng để vẽ lên chúng.

Bài viết dịch từ cuốn sách Art that Changed the World - Bài dịch PD. Vui lòng ghi rõ nguồn từ Fashionnet.vn khi muốn sao chép. 

Pro Creative Class I Khóa học SÁNG TẠO, 6 buổi/tháng (cho mỗi môn học): Writing, Storytelling, Art, Design, Creativity. Học viết, thiết kế, tìm hiểu nghệ thuật, phương pháp tư duy, xây dựng giá trị cốt lõi của sáng tạo. Hotline: 0934068088 Email: Creative.proclass@gmail.com . Office: Công ty TNHH MTV Việt Thị . Address: 30, đường C18, phường 12, quận Tân Bình – HCM. 

Creative Class PRO I Trường đại học 6 ngày với những buổi học và bài giảng sẽ tạo ra những gợn sóng xung đột trong tâm trí và trái tim bạn, làn sóng cảm hứng bất tận, giúp bạn tìm thấy những nguyên tắc dẫn lối tài năng của mình đến với cái đẹp và sự sáng tạo. Pro Creative Class sẽ như một cuốn sách hướng dẫn hành trình của bạn. Đây là lời mời hít thở bầu không khí đầy sức sống, cảm nhận ngọn lửa tận trái tim bạn và sự thăng hoa của tinh thần.

Nguyễn Tư Nghiêm - Màu của nguồn suối tâm linh sâu thẳm

Nguyễn Tư Nghiêm - Màu của nguồn suối tâm linh sâu thẳm

Art_Painting Những gì làm nên một Nguyễn Tư Nghiêm như "một mệnh đề đứng riêng", theo cách nói của Thái Bá Vân, là các đề tài mang màu sắc văn hoá dân tộc, và cùng với đề tài là các hoạ tiết xuất xứ từ di sản nghệ thuật dân gian. Đề tài trong tranh Nguyễn Tư Nghiêm là những điệu múa cổ, là hình ảnh Thánh Gióng, là hình ảnh Thuý Kiều & Kim Trọng - những nhân vật trong tác phẩm nổi tiếng nhất của văn học cổ điển Việt Nam, là 12 con giáp trong vòng xoay hoa giáp biểu tượng cho chu trình thời gian theo lịch pháp Á Đông...

Kaiku: Sắc màu từ thiên nhiên

Kaiku: Sắc màu từ thiên nhiên

Art_Painting Sinh viên tốt nghiệp tại trường Imperial College London, Nicole Stjernsward đã phát minh ra Kaiku, một hệ thống giúp chuyển hoá thực vật thành các loại bột màu từ quá trình ứng dụng công nghệ bay hơi.


AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

Storytelling Tính xác thực và độc đáo là tiền tệ của thế giới nghệ thuật. Một Van Gogh giả không có ý nghĩa gì, nhưng một Renoir thật có nghĩa là tất cả. Tuy nhiên, giống như mọi hoạt động theo đuổi sáng tạo, AI có khả năng phá vỡ thế giới nghệ thuật, cả quá khứ lẫn hiện tại. AI, được hỗ trợ bởi các bộ dữ liệu được tuyển chọn, đang tự định vị mình là một công cụ để hiểu rõ hơn về lịch sử nghệ thuật và là phương tiện mới cho các nghệ sĩ trong tương lai.

Nguyễn Tư Nghiêm - Màu của nguồn suối tâm linh sâu thẳm

Nguyễn Tư Nghiêm - Màu của nguồn suối tâm linh sâu thẳm

Art_Painting Những gì làm nên một Nguyễn Tư Nghiêm như "một mệnh đề đứng riêng", theo cách nói của Thái Bá Vân, là các đề tài mang màu sắc văn hoá dân tộc, và cùng với đề tài là các hoạ tiết xuất xứ từ di sản nghệ thuật dân gian. Đề tài trong tranh Nguyễn Tư Nghiêm là những điệu múa cổ, là hình ảnh Thánh Gióng, là hình ảnh Thuý Kiều & Kim Trọng - những nhân vật trong tác phẩm nổi tiếng nhất của văn học cổ điển Việt Nam, là 12 con giáp trong vòng xoay hoa giáp biểu tượng cho chu trình thời gian theo lịch pháp Á Đông...

Subscription

Fashionnet

Follow us