288
21 Tháng 01 11:21 am

Văn hóa Châu Á trong trang phục đón Tết

 Mỗi một quốc gia đều sở hữu nét văn hóa riêng, vì thế phong cách ăn mặc cũng như trang phục cũng có sự riêng biệt. Hàn Quốc với Hanbok - mảnh ghép màu sắc của xứ sở Kim Chi hay Nhật Bản có Kimono - Quốc phục đất nước mặt trời mọc, và Việt Nam cùng tà áo dài thướt tha qua năm tháng. Tất cả đều rất đặc biệt, và đậm đà bản sắc của từng dân tộc, nó như minh chứng cho ảnh hưởng của văn hóa đối với ngành công nghiệp thời trang và nghệ thuật xuyên suốt những biến đổi của xã hội.

Hanbok 

Hanbok là tên của trang phục truyền thống được người dân Hàn Quốc ưa chuộng từ thế kỷ thứ 3, chịu ảnh hưởng do nguồn gốc du mục từ mọi miền của châu Á, cho đến thời nay, Hanbok vẫn là trang phục được mặc nhiều nhất trong các lễ kỷ niệm đặc biệt. Khi quá trình hội nhập quốc tế ngày càng phát triển, Hanbok cũng được đưa vào cuộc sống hàng ngày nhờ các thương hiệu thời trang lớn, họ tái định vị hình ảnh trang phục truyền thống xứ kim chi cổ điển và tạo ra những mảnh ghép đầy màu sắc cho thời trang hiện đại.


Áo hanbok dành cho nữ thường gồm một chiếc váy, được gọi là Jeogori kết hợp cùng Chima, phần áo ngoài của Hanbok bao phủ cánh tay và phía trên của cơ thể. Đàn ông sẽ mặc Jeogori chung với quần Baji. 

Dựa trên đặc điểm văn hóa, màu sắc khác nhau sẽ mang ý nghĩa khác nhau. Một số màu sắc có thể được ví như như màu của tình yêu, sự giận dữ, năng lượng sáng tạo hay thể hiện cho sự khiêm tốn Nó là một ví dụ cho văn hóa Hàn Quốc và đặc biệt là trong trang phục truyền thống của họ, Hanbok.

Màu sắc của Hanbok mang ý nghĩa đặc biệt vì nó chứa đựng chiều sâu lịch sử trong văn hóa Hàn Quốc. Phổ biến nhất là hai sắc Obangsaek và Ogansaek. Obangsaek là phổ màu truyền thống của Hàn Quốc, bao gồm đen và trắng, đỏ, vàng và xanh. Ogansaek là quang phổ khác mà bạn có được khi trộn các màu chính, như xanh lá cây, xanh nhạt, đỏ tươi, vàng lưu huỳnh và tím.

Thời xưa ở Hàn Quốc, màu sắc, hoa văn và chất liệu của Hanbok cũng chính là căn cứ phân biệt giai cấp. Hanbok của tầng lớp thượng lưu được dệt từ cây gai hoặc một loại vải nhẹ cao cấp. Người dân thường thì chỉ được phép mặc áo làm bằng vải bông  đơn thuần. Hiện nay thì chất liệu phổ biến cho Hanbok là vải gai, bông, muslin, lụa và satin. Mùa hè thì những chất liệu mỏng và nhẹ hơn được sử dụng để khắc phục phần nào sức nóng của nhiều lớp áo. Đặc biệt vào mùa thu, phụ nữ Hàn Quốc rất chuộng Hanbok may bằng lụa tơ, bởi khi đi lại sẽ tạo ra âm thanh xào xạc như bước trên lá khô. Vì là đất nước hàn đới nên mùa đông ở Hàn Quốc rất lạnh. Mọi người thường mặc thêm áo khoác dày hoặc mặc Hanbok may bằng vải bông dày. Người dân ở phương Bắc thì còn có thêm lông ở trong vải áo để giữ ấm.

Màu sắc và các thiết kế làm nổi bật sự sang trọng, Hanbok được đặc biệt đánh giá cao vì màu sắc thanh lịch và tinh tế của nó. Các nhà thiết kế thời trang hiện đại ngày nay cũng đã mang trang phục truyền thống của Hàn Quốc đến ra mắt tại các kinh đô thời trang nổi tiếng của thế giới như Paris hay New York.

Kimono

Trong nhiều thế hệ, nói đến Kimono là người ta nghĩ ngay đến xứ Phù Tang với hình ảnh người phụ nữ Nhật Bản đẹp, kiêu sa cùng với những cánh hoa anh đào mỏng manh. Với chiều sâu lịch sử ý nghĩa, bộ Kimono đã tạo nên câu chuyện thú vị bởi kiểu dáng độc đáo, bởi cách mặc và cả sự hiện diện đặc sắc trong những dịp lễ của người Nhật. Kimono nắm bắt được sự thanh lịch tinh tế của văn hóa và thiết kế Nhật Bản, chứng minh rằng quần áo có thể đem lại cảm xúc nhiều hơn so với việc là một trang phục bình thường. 

Tính biểu tượng
Ngoài tính thẩm mỹ độc đáo, kimono còn có giá trị biểu tượng của chúng; phong cách, họa tiết, màu sắc và chất liệu phối hợp với nhau để thể hiện bản sắc riêng của người mặc.

Phong cách
Kimono truyền thống có nhiều kiểu khác nhau. Phong cách được quyết định bởi một loạt các tiêu chí bao gồm giới tính, tình trạng hôn nhân và yếu tố sự kiện. Ví dụ, một phụ nữ chưa lập gia đình sẽ mặc áo lông thú (tay áo đung đưa) đến một sự kiện trang trọng, trong khi một nam chủ cửa hàng sẽ mặc trang phục happi (một loại áo khoác) đến lễ hội.

Họa tiết
Hoa văn, biểu tượng và các thiết kế sáng tạo cũng giúp truyền tải trạng thái của người mặc, từ nét đẹp tính cách đến vẻ ngoài lộng lẫy kiêu sa. Kimono có thể được trang trí bằng các hoa văn thêu hoặc nhuộm. Những bộ Kimono dành cho phụ nữ thường được trang trí các họa tiết hình hoa, lá, hoặc các hình mang tính chất biểu tượng.

Màu sắc
​Các họa tiết,các lớp vải Kimono được chọn lựa phối hợp giữa các màu sắc rất sinh động và bắt mắt. Và quả không có gì sai nếu ai đó ví bộ Kimono như một bức họa nhiều màu sắc. Ngoài ra, các sắc tố được sử dụng để đạt được một số màu nhất định. Có hai cách tạo màu sắc cho Kimono. Thứ nhất là sử dụng vải Tsumugi dệt từ những sợi nhuộm màu khác nhau, và Tsumugi Kimono khi may xong sẽ có luôn cả màu sắc lẫn hoa văn. Thứ hai là Kimono may từ vải trắng với tên gọi là Iromuji Kimono, sau đó mới đem vải trắng đi nhuộm và vẽ hoặc thêu họa tiết lên trên. Kỹ thuật nhuộm vẽ Yumen đã tạo nên cho những bộ Kimono Yumen một vẻ đẹp rất cuốn hút.

Chât liệu
Mỗi bộ Kimono đều được làm thủ công và mang tính đơn chiếc. Đó là một tác phẩm nghệ thuật công phu, tỉ mẩm từ khâu chọn vải, kết hợp màu sắc, trang trí hoa văn, và lựa chọn các phụ kiện đi cùng. 

Kimono đương đại
Không đơn thuần chỉ là một y phục truyền thống, Kimono còn là tác phẩm nghệ thuật công phu, tỉ mỉ và tinh tế của xứ Phù Tang. Ngày nay, Kimono đã được biến hóa theo vô số cách nhờ vào tài năng cũng như sức sáng tạo của các NTK và nghệ sĩ. Từ chiếc váy cưới đầy kiêu sa cho đến tác phẩm điêu khắc bằng thủy tinh, tất cả là cách thức độc đáo để bảo tồn di sản Nhật Bản. đồng thời cũng thể hiện được vẻ đẹp của Kimono xứ anh đào.

Áo dài

Áo dài Việt Nam từ lâu đã trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp nữ tính của người phụ nữ Việt, niềm tự hào của cả dân tộc đất nước chữ S. Vẻ đẹp mềm mại, dịu dàng này được thế giới biết đến nhiêu hơn vào năm 1995 khi cuộc thi Hoa hậu  tại Tokyo trao giải “Trang phục dân tộc đẹp nhất” cho đại diện Việt Nam, Trương Quỳnh Mai. Ngay cả trước khi được quốc tế công nhận như vậy, Áo dài từ xưa đã là nguồn cảm hứng của các nghệ sĩ và nhà thơ, từ đó, nó trở thành “nàng thơ” của nghệ thuật và văn học Việt Nam.

Trong vòng 100 năm qua, chiếc Áo dài Việt Nam cũng trải nhiều biến đổi, thăng trầm. Từ chiếc áo dài thụng năm thân, áo rộng, không eo, dài đến gần mắt cá chân của phụ nữ Việt đầu thế kỷ đến năm 1935 hoạ sĩ Lê Phổ, người đầu tiên cách tân chiếc Áo dài. Ông vẫn giữ phong cách cổ điển của nó nhưng tiện dụng và tân thời hơn, chiếc áo được may ôm sát hơn, cổ thấp, chiều dài ngắn hơn một đoạn. 

Áo Lemur là hình ảnh đầu tiên cho sự xuất hiện của áo dài đương đại của Việt Nam lúc bấy giờ. Kiểu dáng áo dài Lemur được ra đời bởi bàn tay sáng tạo đến từ họa sĩ Cát Tường, tên của chiếc áo dài này đã được đặt theo tên tiếng Pháp của Bà.

Trong thập niên 60, trước sự du nhập của chất liệu nilon, bà Trần Lệ Xuân có lúc lăng xê loại áo dài nilon mỏng tang, cổ khoét sâu táo bạo với cổ áo dài rộng, cổ tròn, cổ vuông, cổ trái tim. 

Không đơn giản gì mà trước hàng trăm sự lựa chọn đến từ nhiều bộ trang phục đang có tại đất nước Việt Nam thế mà chiếc áo dài lại chiếm trọn trái tim mọi người dân đất Việt. Chiếc áo dài truyền thống là sự kết hợp hoàn hảo giữa hai luồng văn hóa Đông- Tây. Cổ áo cổ điển cao khoảng 4 đến 5cm. Ngày nay, nhiều nhà thiết kế đã thiết kế nhiều kiểu cổ áo đẹp và đa dạng như kiểu trái tim, cổ tròn, cổ chữ U, trên cổ áo còn có thể được đính ngọc, đính cườm. Thân áo là phần từ cổ xuống phần eo. Cúc áo dài thường từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông. 

Ngoài nét đẹp văn hóa vốn có chiếc áo dài Việt Nam còn chứa đựng ý nghĩa đạo lý truyền thống từ bao đời nay. Bởi được cải tiến dựa trên áo tứ thân thời xa xưa vốn dĩ hai tà áo đã được tựng trương tứ thân, phụ mẫu, năm chiếc khuy cài bên ngực trái của áo bên cạnh tác dụng giữ cho chiếc áo ngay thẳng, kín đáo mà còn đại diện cho năm đạo làm người: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín..

Lịch sử của Áo dài phản ánh khả năng thích ứng của người Việt, những con người liên tục phải tự bảo vệ mình trước phương tây, từ sự ảnh hưởng của quá trình hội nhập giữa nhiều nền văn hóa, với sức sáng tạo bản thân, họ biến chúng thành của riêng. Ra đời cách đây đã hàng ngàn năm, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, áo dài đã trở thành một biểu tượng không thể thiếu của đất nước, người phụ nữ Việt Nam với những nét đẹp dịu dàng, đằm thắm, là niềm tự hào cũng như nét đẹp cổ truyền của dân tộc.


Trong những năm gần đây, với sự nỗ lực của một số hoạ sĩ, nhà tạo mẫu đã đem lại một vẻ đẹp mới cho tà áo dài Việt Nam. Vẫn giữ nguyên kiểu dáng, cấu trúc của chiếc áo dài cổ điển, họ đưa thêm nhiều chất liệu mới và thổi vào đó vẻ đẹp mới, hiện đại được chắt lọc từ văn hoá truyền thống Việt Nam như thêu, vẽ những hoạ tiết trang trí, điểm xuyết những hoa văn từ các trang phục của các dân tộc Việt Nam, hoạ tiết từ trống đồng Ngọc Lũ, phục hồi chiếc áo dài 300 năm, phục hồi nghệ thuật thêu truyền thống trên áo dài... đã tạo nên một ấn tượng đẹp của Áo dài về nét đẹp văn hóa hội tụ trong thời trang. 

Chiếc Áo dài là minh chứng hào hùng ngắm nhìn sự biến đổi của Việt Nam qua từng giai đoạn lịch sử, để đến ngày hôm nay nó vinh dự xuất hiện trong các cuộc thi sắc đẹp và được bạn bè quốc tế trầm trồ khen ngợi.


VietnamColor I ra mắt triển lãm nghệ thuật & thiết kế “ĐI & VỀ, ĐI”

VietnamColor I ra mắt triển lãm nghệ thuật & thiết kế “ĐI & VỀ, ĐI”

Pro_Creative ĐI & VỀ, ĐI để vẽ nên màu của mình, chúng ta là Màu Việt Nam. Khi người nghệ sĩ chọn chất liệu, họ say mê bề mặt của giấy, toan, đất, vải, vóc, sơn hay bất kỳ kết cấu nào tạo ra cảm xúc để sáng tạo. Người thưởng ngoạn hít thở sâu, nhắm mắt, lắng nghe từ trực giác, mở mắt để thấu cảm màu sắc, hình, khối, vẻ quyến rũ từ chất liệu, tài năng của người nghệ sĩ, hòa nhịp làm nên câu chuyện sáng tạo. Khi bắt đầu chạm, sẽ hiểu rồi yêu, điều này vô cùng quý giá cho hành trình khám phá nghệ thuật ĐI & VỀ, ĐI của mỗi người.

AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

Storytelling Tính xác thực và độc đáo là tiền tệ của thế giới nghệ thuật. Một Van Gogh giả không có ý nghĩa gì, nhưng một Renoir thật có nghĩa là tất cả. Tuy nhiên, giống như mọi hoạt động theo đuổi sáng tạo, AI có khả năng phá vỡ thế giới nghệ thuật, cả quá khứ lẫn hiện tại. AI, được hỗ trợ bởi các bộ dữ liệu được tuyển chọn, đang tự định vị mình là một công cụ để hiểu rõ hơn về lịch sử nghệ thuật và là phương tiện mới cho các nghệ sĩ trong tương lai.

Subscription

Fashionnet

Follow us