288
19 Tháng 09 9:19 am

Rei Kawakubo - Comme des Garçons: "Làm ra một điều mới chính là đẹp"

 “Độc đáo”, “ấn tượng” và “đầy cảm hứng” là những từ người ta dùng để miêu tả các tác phẩm của Rei Kawakubo. Bà là một phụ nữ nhỏ nhắn, mái tóc luôn luôn là một kiểu đầu bob không bao giờ thay đổi, ít lời, và thậm chí không nói tiếng Anh. Rei Kawakubo cố hết sức để tránh xa ánh hào quang và con mắt người đời, nhưng chính những sản phẩm của bà lại tạo ra tầm ảnh hưởng vang dội


Nhà thiết kế Rei Kawakubo/Comme des Garçons: bất tuân chuẩn mực

“Tôi không thích thiết kế của tôi được diễn giải, vì vậy, tôi không bao giờ cảm thấy thoải mái khi người ta cố gán những ý nghĩa cho nó. Tôi không bao giờ muốn các thiết kế của mình trở nên dễ hiểu”, Rei chia sẻ.

Ngay từ bộ sưu tập đầu tiên, Kawakubo đã cho thấy sự phá cách trong các thiết kế của bà: Không đi theo bất kỳ quy luật hay khuôn phép nào của thời trang, những mẫu thiết kế của bà luôn đề cao nữ quyền, chủ nghĩa cá nhân, sự tự tin và đương nhiên, nó mang tính nghệ thuật nhiều hơn là tiện dụng.




Những bộ sưu tập của bà luôn luôn mới tới mức ít người có thể cảm nhận được, thậm chí là mặc được, chúng mang đầy tính biểu tượng, được thưởng thức bởi các nhà phê bình đến từ mọi lĩnh vực, từ khoa học căn bản tới chính trị. Tầm nhìn của bà là nguồn cảm hứng cho nhiều nhân vật trong giới thời trang, dù kỳ cựu như Karl Lagerfield hay Dries van Noten, hay nhà thiết kế mới tay ngang đầy tham vọng Kanye West


Chẳng phải ngẫu nhiên mà Andrew Bolton, giám đốc Học viện Trang phục thuộc Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, Bảo tàng lớn nhất nước Mỹ, nơi tổ chức Met Gala lại mong ước được làm việc với bà Rei từ lâu: “Với tôi, Rei không chỉ là một trong những nhà thiết kể quan trọng nhất và có tầm ảnh hưởng nhất trong 40 năm vừa qua, mà còn là người đem lại nhiều cảm hứng nhất. Bà chính là tổng hòa của thời trang 50 năm vừa rồi. Bà quan trọng đến như vậy đấy.”


Mặc dù không được đào tạo chính quy về thời trang (Bà học chuyên ngành văn học và nghệ thuật) hay có kinh nghiệm gì trong các xưởng may, Rei Kawakubo sáng lập dòng thời trang riêng của mình, Comme des Garçons vào năm 1969.

Kể từ ngày đó tới nay Comme des Garçons này đã trở thành một đế chế với nhiều dòng, nhãn hiệu và chi nhánh, đem lại doanh thu hàng trăm triệu đô la để Rei có thể tiếp tục sáng tạo những sản phẩm không hề “dễ bán” hay “dễ mặc” theo tiêu chuẩn thông thường. Đó cũng là lí do bà trở thành một tượng đài để mọi nhà thiết kế noi theo, chính là không ngừng tạo ra cái mới. Mọi thứ khác đều là phụ, cái quan trọng nhất là cái bà tạo ra phải là thứ hoàn toàn mới. “Một thứ mới không cần thiết cần phải được người nhìn vào nó thấy đẹp. Kết quả của việc làm ra một điều mới chính là đẹp. Chính việc làm một cái gì mới, và điều đó tác động đến người khác là một điều đẹp đẽ.”




Mỗi bộ sưu tập, mỗi mùa, bà đều bắt đầu từ bàn tay trắng, cùng với các cộng sự tạo ra các tác phẩm, và một khi đã hoàn thành bà chuyển qua cái mới một cách "tàn nhẫn", tới mức việc phải nhìn lại những sản phẩm của mình trong quá khứ, dù là ở trong bảo tàng cũng thực sự khó khăn


Nét độc đáo này của Rei Kawakubo là kết quả của một quá trình sáng tạo trong hàng chục năm trời. Giai đoạn đầu Comme des Garçons khoác lên mình màu sắc u ám của chủ nghĩa phản thời trang với ảnh hưởng từ phong cách punk. Gam màu đen được tận dụng nhiều đến nỗi có người phải thốt lên rằng “Rei đã phát minh ra màu đen”.


Sự “u ám” của Comme des Garçons là một cơn gió mới lạ trong làng thời trang nhưng với cá tính của Rei Kawakubo thì đó vẫn chưa có gì là đột phá. Sau một thập kỷ khởi nghiệp, nhà thiết kế bất ngờ chia sẻ: “Ba năm trước tôi bắt đầu không hài lòng với những gì mình đang làm. Tôi cảm thấy mình cần có hướng đi rõ ràng hơn, mạnh mẽ hơn. Trong thời trang thì đừng nên bị ảnh hưởng từ những gì đã có từ thập niên 1920s hay 1930s. Hãy bước ra ngoài truyền thống. Tôi đã quyết định bắt đầu từ con số không để làm những điều chưa ai từng làm, những điều thực sự ấn tượng”


Thay vì quan tâm tới việc áp dụng trong đời thường, những món đồ bà thiết kế cho Katy Perry chính là những “tác phẩm nghệ thuật biết đi”, là các minh chứng thành công cho nghệ thuật cấu trúc, sử dụng dây kim loại, tỷ lệ kích thước khổng lồ và việc làm hao mòn một cách cố ý

Động lực cho Rei Kawakubo làm việc không ngừng trong 50 năm qua không phải là tiền bạc, hay sự công nhận rộng rãi. Trên thực tế, bà chẳng mong tất cả mọi người sẽ yêu thích những bộ sưu tập của mình, cũng như chẳng cần tất cả mọi người mặc chúng hay thấy chúng đẹp. Rei nhấn mạnh nhiều rằng mình không phải một nghệ sĩ. Bà là một kẻ nổi loạn. “Nổi loạn là chống lại những gì đang có sẵn. Đó là lí do bạn có thể bắt đầu từ con số không để tạo ra một điều mới, bạn không chấp nhận những lề lối sẵn có.”

Và nếu Saint Laurent được ghi nhận là nhà sáng tạo ra phong cách của cuối thế kỷ 20, thì nhà thiết kế Rei Kawakubo chính là người tái tạo nó. Với một tinh thần độc lập, bất tuân khuôn khổ và gạt bỏ nhiều chuẩn mực, nhà thiết kế sinh năm 1942 này vẫn đang theo đuổi thời trang và nghệ thuật với sự nghiêm túc không kém gì một triết gia theo đuổi lý tưởng của mình.

Mỗi khi cho ra mắt một bộ sưu tập mới, Rei lại đẩy lùi những giới hạn trong thiết kế. Để liên tục tạo ra cái mới, Rei khẳng định rằng bà phải trải qua một quá trình đau đớn và phải có những sự hy sinh về cảm xúc, nhưng Rei cho biết không bao giờ có chuyện bà thỏa hiệp bởi trang phục nhàm tẻ còn khiến bà cảm thấy căng thẳng, khó chịu hơn nhiều.


Kawakubo bắt đầu sự nghiệp của mình vào năm 1969 tại Tokyo với thương hiệu mang tên gọi Comme des Garçons. Những tác phẩm của nhà thiết kế người Nhật tuôn bất tuân theo khuôn khổ thông thường, đặc biệt là không có nét hoài cổ thường thấy ở nhiều nhà thiết kế phương Đông. Những bộ sưu tập đặc sắc nhất của bà phản ánh nỗi ám ảnh của người phụ nữ về tự do, sự phụ thuộc vào tình yêu và ham muốn. Tất cả được thể hiện rất độc đáo và khác biệt.


Thực tế, nhiều bộ sưu tập của bà được tạo nên sau khi bà đi dạo trên những con phố thời trang và cảm thấy tức giận vì sự lặp lại ý tưởng trong các thiết kế của nhiều thương hiệu

Rei từng chia sẻ: “Tôi không thấy những trang phục khoe thân là hấp dẫn”, và quả thực, trang phục của bà thường có những dáng hình kỳ lạ, không bao giờ làm tôn lên đường cong hay dáng vóc của người mặc. Thậm chí có những bộ trang phục hoàn toàn bọc kín cơ thể người mặc theo đúng nghĩa đen và còn không có chỗ để xỏ tay ra ngoài bộ đồ


Bằng tài năng đặc biệt của mình, Rei Kawakubo tạo nên những bộ trang phục, chúng kể nên những câu chuyện tình lãng mạn, tình yêu, sự khước từ, tự hủy hoại, chiến tranh và gần đây là công nghệ.

Trong một cuộc chia sẻ hiếm hoi bà nói “Nó bắt nguồn từ khởi đầu khiêm tốn, tôi chỉ là một người thợ thủ công. Tôi là một nhà sản xuất quần áo, và tất cả chỉ có thể. Tôi chỉ muốn nói về việc tạo ra trang phục. Tôi không cảm thấy cần phải đi ra ngoài và giải thích điều đó.” Đồng thời bà cũng cho biết bà không quan tâm đến sự nổi tiếng của mình: “Đối với tôi, tôi đã không thành công dưới bất kỳ hình thức nào. Mỗi lần trước khi ra mắt bộ sưu tập, tôi nói: Tôi không muốn nó xuất hiện, tôi muốn hủy nó, không tốt lắm, tôi chưa đạt được gì.”


Sự tôn vinh dành cho Rei Kawakubo cũng như Comme des Garçons không chỉ là sự tôn vinh dành cho thời trang mà còn cho nghệ thuật, là những gì độc đáo vượt lên trên các khái niệm và chuẩn mực thông thường. Và chắc hẳn sự tôn vinh này chỉ là một dấu ấn trên con đường của nhà thiết kế người Nhật này, khi ở tuổi 74 bà vẫn miệt mài nghiên cứu về vải, về thiết kế, về việc làm sao để theo đuổi các ý tưởng của mình, và tuyệt đối không thỏa hiệp.




Đó chính là ý tưởng xuyên suốt của “Comme des Garçons”: Không có quy tắc nào trong thời trang, ngoại trừ những quy tắc chúng ta tự tạo ra cho chính mình"

Đó có thể đơn thuần là sự đi trước thời đại, đúng như cụm từ “avant-garde”. Hay là lời khẳng định thời trang không có giới hạn hoặc cũng có thể giữa những gì ta mặc và cơ thể của chúng ta không tồn tại một ranh giới… Giống như mọi tác phẩm nghệ thuật, người ta chỉ có thể phân tích theo cảm nhận mà không hề có một khuôn mẫu. Và Rei Kawabubo đang để công chúng làm điều đó, bà biến thời trang thành nghệ thuật của riêng mình.

"Câu chuyện thời trang của tôi là tạo ra những điều mà chính tôi cũng không thể lí giải hay lặp lại được" - Rei Kawakubo 


Bài dịch Chip Phan - Nguồn Internet 

FASHIONNET là một ngôi nhà lạc quan, sống động nhưng tràn đầy cảm xúc, với sự ấm áp, thân tình. Fashionnet, nơi chiếu những bộ phim tuyệt vời, những buổi gặp gỡ yêu thương của những người yêu nghệ thuật, trà và lụa. FASHIONNET là thời trang, làm đẹp, nhiếp ảnh, hội họa là một nguồn vui sống tích cực và sinh động, vì phụ nữ hạnh phúc thì thế giới mới tốt đẹp. Fashionnet tại 7 Bis Nguyễn Thị Minh Khai, phưòng Bến Nghé, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh. Hotline: 093 406 8088

NTK Tài Lê và sự phát triển bền vững của thương hiệu thời trang cao cấp

NTK Tài Lê và sự phát triển bền vững của thương hiệu thời trang cao cấp

Designer Với phong cách thời trang mang tính hiện đại, thời thượng và cá tính, thương hiệu TAILE ngày càng khẳng định rõ vị trí của mình trong làng thời trang Việt Nam. Là một thương hiệu thời trang cao cấp, TAILE mang trong mình những dấu ấn riêng biệt với những giá trị cốt lõi của một thương hiệu với sự đầu tư bài bản.

Virgil Abloh: Vị thủ lĩnh tinh thần của Off-White

Virgil Abloh: Vị thủ lĩnh tinh thần của Off-White

Designer “Theo một cách nào đó, cuộc sống của tôi đã trở thành một dự án trình diễn nghệ thuật khổng lồ, tuy nhiên tôi không phải người đứng dưới ánh đèn sân khấu. Thay vào đó, tôi gợi ý những ý tưởng, làm việc để phát triển chúng, giúp đỡ các nghệ sĩ chia sẻ chúng với thế giới và theo dõi những phản hồi.”

Bach Mai: Nhà thiết kế couture gốc Việt xuất hiện trên Vogue

Bach Mai: Nhà thiết kế couture gốc Việt xuất hiện trên Vogue

Designer Với kinh nghiệm làm việc cùng John Galliano, nhà thiết kế gốc Việt Bach Mai đang trên hành trình trở thành nhà mốt couture tiếp theo tại Mĩ. Được thừa hưởng tinh thần tò mò từ người bố làm kiến trúc sư, các tác phẩm của anh luôn thử nghiệm với những chất liệu độc đáo và sở hữu vẻ đẹp nữ tính cùng sự sang trọng quyến rũ


VietnamColor I ra mắt triển lãm nghệ thuật & thiết kế “ĐI & VỀ, ĐI”

VietnamColor I ra mắt triển lãm nghệ thuật & thiết kế “ĐI & VỀ, ĐI”

Pro_Creative ĐI & VỀ, ĐI để vẽ nên màu của mình, chúng ta là Màu Việt Nam. Khi người nghệ sĩ chọn chất liệu, họ say mê bề mặt của giấy, toan, đất, vải, vóc, sơn hay bất kỳ kết cấu nào tạo ra cảm xúc để sáng tạo. Người thưởng ngoạn hít thở sâu, nhắm mắt, lắng nghe từ trực giác, mở mắt để thấu cảm màu sắc, hình, khối, vẻ quyến rũ từ chất liệu, tài năng của người nghệ sĩ, hòa nhịp làm nên câu chuyện sáng tạo. Khi bắt đầu chạm, sẽ hiểu rồi yêu, điều này vô cùng quý giá cho hành trình khám phá nghệ thuật ĐI & VỀ, ĐI của mỗi người.

AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

Storytelling Tính xác thực và độc đáo là tiền tệ của thế giới nghệ thuật. Một Van Gogh giả không có ý nghĩa gì, nhưng một Renoir thật có nghĩa là tất cả. Tuy nhiên, giống như mọi hoạt động theo đuổi sáng tạo, AI có khả năng phá vỡ thế giới nghệ thuật, cả quá khứ lẫn hiện tại. AI, được hỗ trợ bởi các bộ dữ liệu được tuyển chọn, đang tự định vị mình là một công cụ để hiểu rõ hơn về lịch sử nghệ thuật và là phương tiện mới cho các nghệ sĩ trong tương lai.

Subscription

Fashionnet

Follow us