288
14 Tháng 02 2:03 pm

Nguồn gốc "biểu tượng của tình yêu"

 Chúng ta thường thấy biểu tượng quen thuộc này ở khắp mọi nơi – trong tin nhắn, kí hiệu, bánh kem, quần áo, và nhiều thứ khác nhau nữa. Nhưng trên thực tế, chúng ta đều biết trái tim thực sự không hề có hình dạng như vậy. Nhà lịch sử học Marilyn Malom sẽ tiết lộ sự thật vì lý do gì mà một cơ quan giải phẫu lại trở thành một biểu tượng như ngày hôm nay.

Vào năm 2011, khi tôi đến bảo tàng Anh ở London để xem bộ sưu tập hiện vật thế kỉ 15, bao gồm cả tiền vàng và trang sức thuộc một phần của kho tích trữ Fishpool được phát hiện ở Anh Quốc vào năm 1966. Ngay lập tức tôi đã bị cuốn hút bởi chiếc trâm cài tóc có hình trái tim. Tôi say sưa nhìn hình trái tim có hai thùy trên và điểm dưới hình chữ V như thể lần đầu tiên tôi nhìn thấy nó vậy. Tôi nhận ra rằng: hình dạng đối xứng của nó hoàn toàn khác xa với hình dạng trái tim thô kệch sần sùi trong cơ thể chúng ta. Vào khoảng khắc đó, biểu tượng của trái tim đã luôn luẩn quẩn trong tâm trí tôi.

Hình ảnh đầu tiên được biết đến của biểu tượng trái tim với hai thùy và một điểm chữ V xuất hiện vào năm 1344. Được ra mắt lần đầu tiên trong bản thảo có tựa đề The Romance of Alexander, viết theo phương ngữ tiếng Pháp Picardy của Lambert Le To. Với hàng trăm trang được trang trí tinh xảo, Alexander là quyển sách bằng tranh tuyệt vời nhất thời trung cổ. Trang sách có hình ảnh trái tim được trang trí bằng tán lá, chim đậu và những hoạ tiết đặc trưng khác tượng trưng cho sự rực rỡ và lãng mạn của Pháp, Flemish. Bên phía tay trái, người phụ nữ đang giữ một trái tim mà có lẽ đó là của người đàn ông đã đưa cho cô ấy. Người phụ nữ chấp nhận món quà, trong khi người đàn ông đang tự chạm vào bên ngực trái của mình, ý chỉ ra nguồn gốc của trái tim. Từ khoảng khắc đó, biểu tượng trái tim được bùng nổ, lan rộng đi khắp nơi đặc biệt là Pháp.

Người La Mã có một niềm tin kì lạ về trái tim – Rằng tĩnh mạch ở ngón áp út kéo dài trực tiếp dẫn thẳng đến trái tim. Họ gọi đó là Vera Amoris.  Mặc dù rằng niềm tin này được dựa trên kiến thức tự trị sai trái của con người theo một cách cố chấp. Vào thời trung cổ ở Salisbury tại Anh Quốc, khi niềm tin kỳ cục đó truyền lại từ nhiều thế kỉ, chú rể sẽ đeo chiếc nhẫn cưới lên ngón tay áp út của cô dâu. Đeo nhẫn cưới trên ngón tay áp út sẽ đưa chúng ta quay về quá khứ trên câu chuyện cũ của người La Mã.

Xuyên suốt thế kỉ 15, biểu tượng trái tim được lan truyền rộng rãi ở khắp Châu Âu theo nhiều cách bất ngờ. Biểu tượng còn hiện hữu trên trang sách hay các mặt hàng xa xỉ khác như dây chuyền hoặc trâm cài. Trái tim còn được in trên áo khoác của quân đội, các quân bài, lược, rương gỗ, chuôi kiếm, gỗ khắc, bia mộ,…Qua thời gian, biểu tượng trái tim đã được thay đổi theo nhiều cách sử dụng thực tế, với hầu hết ý nghĩa đều liên quan tới tình yêu.

Một người Pháp mang tên Pierre Sala đã cống hiến cho lịch sử “biểu tượng trái tim” cuốn sách có tựa đề Emblèmes et Devise d’amour, hoặc “biểu tượng tình yêu và Mottos”. Được viết ở Lyon vào năm 1500. Bộ sưu tập 12 bài thơ tình yêu và minh hoạ của Sala được viết dành tặng cho Maguerite Bullioud, tình yêu của đời anh, dù rằng cô đã kết hôn với một người đàn ông khác (hai người đã làm lễ cưới sau cái chết của người chồng quá cố của cô gái). Cuốn sách nhỏ bé của Sala đáng lẽ ra phải chỉ nằm trong bàn tay của một người. Theo hình minh họa ở trên, hai người phụ nữ đang cố gắng bắt hàng trăm trái tim biết bay bằng tấm lưới cột ngang qua hai gốc cây. "Trái tim có cánh", được vay mượn từ hình ảnh của các thiên thần, tượng trưng cho tình yêu cao xa, một thứ ngoài tầm với.

Hiện nay có hơn 30 biểu tượng cảm xúc đi kèm hình trái tim, và tôi dám cá rằng hình ảnh về biểu tượng trái tim sẽ liên tục được phát triển trong nhiều năm tới. Qua suốt các thời đại, đàn ông và phụ nữ cố gắng đặt các sắc thái tình yêu khác nhau vào từ ngữ theo kinh nghiệm họ tích lũy được - thích, gắn bó, yêu thương, lãng mạn, ham muốn hoặc tình yêu đích thực. Nhưng khi từ ngữ trở nên vô dụng, chúng ta sẽ lại bắt đầu với ký hiệu, thứ luôn có thể hàn gắn tình cảm một cách dễ dàng hơn.

Nguồn IDEAS.TED.COM - Bài dịch Lê Quỳnh Giang

FASHIONNET là một ngôi nhà lạc quan, sống động nhưng tràn đầy cảm xúc, với sự ấm áp, thân tình. Fashionnet, nơi chiếu những bộ phim tuyệt vời, những buổi gặp gỡ yêu thương của những người yêu nghệ thuật, champagne, trà và lụa. FASHIONNET là thời trang, làm đẹp, nhiếp ảnh, hội họa là một nguồn vui sống tích cực và sinh động, vì phụ nữ hạnh phúc thì thế giới mới tốt đẹp. Fashionnet tại 7 Bis Nguyễn Thị Minh Khai, phưòng Bến Nghé, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh. Hotline: 093 406 8088

Thuốc giải u sầu: phương thuốc thế kỷ cho bệnh trầm cảm của Robert Burton

Thuốc giải u sầu: phương thuốc thế kỷ cho bệnh trầm cảm của Robert Burton

Opinion Phát hiện đi trước thời đại trong khoa học: Bất kể một ai... khi bị lấn át bởi sự cô đơn, hay bị cuốn theo bởi nỗi sầu êm đềm và sự tự phụ vô nghĩa... hay bị chôn vùi trong những nỗi lo vô bờ bến, tôi có thể đưa cho họ một bài thuốc không gì hiệu quả hơn... đó là hãy tự đưa mình vào khuôn khổ của việc học hội họa hay khoa học.


AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

Storytelling Tính xác thực và độc đáo là tiền tệ của thế giới nghệ thuật. Một Van Gogh giả không có ý nghĩa gì, nhưng một Renoir thật có nghĩa là tất cả. Tuy nhiên, giống như mọi hoạt động theo đuổi sáng tạo, AI có khả năng phá vỡ thế giới nghệ thuật, cả quá khứ lẫn hiện tại. AI, được hỗ trợ bởi các bộ dữ liệu được tuyển chọn, đang tự định vị mình là một công cụ để hiểu rõ hơn về lịch sử nghệ thuật và là phương tiện mới cho các nghệ sĩ trong tương lai.

Nguyễn Tư Nghiêm - Màu của nguồn suối tâm linh sâu thẳm

Nguyễn Tư Nghiêm - Màu của nguồn suối tâm linh sâu thẳm

Art_Painting Những gì làm nên một Nguyễn Tư Nghiêm như "một mệnh đề đứng riêng", theo cách nói của Thái Bá Vân, là các đề tài mang màu sắc văn hoá dân tộc, và cùng với đề tài là các hoạ tiết xuất xứ từ di sản nghệ thuật dân gian. Đề tài trong tranh Nguyễn Tư Nghiêm là những điệu múa cổ, là hình ảnh Thánh Gióng, là hình ảnh Thuý Kiều & Kim Trọng - những nhân vật trong tác phẩm nổi tiếng nhất của văn học cổ điển Việt Nam, là 12 con giáp trong vòng xoay hoa giáp biểu tượng cho chu trình thời gian theo lịch pháp Á Đông...

Subscription

Fashionnet

Follow us