288
29 Tháng 03 3:38 pm

Kong và thuyết âm mưu

 Kong được làm với kinh phí 185 triệu đô và mất thêm 135 cho chiến dịch marketing toàn cầu. Như vậy bộ phim cần đạt khoảng 450 đến 500 triệu đô tiền vé để đạt điểm break-even (thuật ngữ trong thương mại để đạt điểm về hòa vốn và bắt đầu sinh lãi). Sự phân phối và ăn chia thị trường không phải 50/50 cho nhà đầu tư và chủ rạp như mô hình kiểu Việt Nam, bởi các hãng phát hành hay sản xuất lớn ở Bắc Mỹ và Trung Quốc nắm trong tay số lượng rạp rất lớn. Chưa kể là tỷ lệ ăn chia còn phụ thuộc vào từng thể loại phim, thị trường phim. Phim bom tấn khác phim độc lập, phim giải trí khác phim nghệ thuật...

KONG: Skull Island là một bộ phim thuần giải trí, một dòng phim popcorn thường được tung ra vào mùa Hè, đơn giản là chỉ để vui mà thôi. Gần đây Hollywood bắt đầu chuyển hướng đẩy những “Bom Tấn” lên phát hành sớm hơn từ mùa Xuân, do số lượng phim bom tấn sản xuất quá nhiều và phải chen chúc nhau trong 3 tháng hè. Năm nay, số phim bom tấn đẩy lên phát hành mùa Xuân khá nhiều và đang tạo được những hiệu ứng phòng vé tích cực. Một số nhà bình luận đánh giá sự thành công từ phòng vé của các phim bom tấn phát hành sớm như Split, Logan, Kong, Beauty and the Beast... đã khiến mùa hè năm nay đến sớm hơn hẳn các năm trước. 

Vậy Kong được giới phê bình, truyền thông và khán giả đánh giá thế nào? Tại trang rottentomatoes tập hợp các bài review của giới báo chí và phê bình, Kong được đánh giá là "tươi" với 78% bài phê bình tích cực, trên tổng số 272 bài bình luận; điểm trung bình mà các nhà phê bình và nhà báo điện ảnh cho là 6.6/10. Đây là số điểm trung bình khá cao của một bộ phim giải trí, cao hơn vài bộ phim bom tấn cùng thời điểm như Beauty and the Beast (70%) và Power Rangers (47%), cao hơn cả bộ phim Life (66%). Điểm của trang Metacritic, tập hợp các bài phê bình của những bình luận phim chuyên sâu hơn, nó đạt số điểm 62/100, trên tổng số 49 bài phê bình. Trên trang imdb, trang dữ liệu điện ảnh lớn nhất Kong đạt 7.1/10 từ hơn 52.000 rating của khán giả đại chúng.

Kong về mặt phê bình, truyền thông và khán giả, cho thấy là một bộ phim khá và tạo được hiệu ứng. Trên thực tế, trên tổng số khoảng hơn 500 phim Hollywood phát hành mỗi năm, số phim đạt điểm fresh trên 70% của trang Rottentomatoes chỉ khoảng 100 phim. Còn được công nhận là Certifield fresh (phải từ 75% tươi trở lên) chỉ khoảng 30-50 phim (chiếm khoảng 1/10).

Tất nhiên, chúng ta hoàn toàn đưa ra cảm nhận và đánh giá độc lập về bộ phim mà không phải dựa vào bất cứ tiêu chí hay bài phê bình nào. Yêu và ghét bộ phim hoàn toàn do bạn, và bạn bỏ tiền ra mua vé, bạn có quyền đưa ra bình luận của riêng mình. Tuy nhiên, nếu bạn muốn lạm bàn sâu hơn, muốn đánh giá nó thành công hay thất bại, bạn phải có kiến thức chuyên sâu, phải có hiểu biết về thể loại, thị trường điện ảnh; bạn phải xem xét bộ phim trên thang điểm tổng thế của giới chuyên môn quốc tế, trước khi đưa ra một kết luận. Tôi đọc được khá nhiều bài cảm nhận, bình luận chạy trên newfeed và thấy khá hồ đồ khi đưa ra những nhận định hàm hồ và sai lệch.

Một trong những sai lệch nghiêm trọng nhất là cho rằng bộ phim có nguy cơ thua lỗ, khi nó mới phát hành được 2 tuần.

KONG THẮNG HAY THUA?

Kong được làm với kinh phí 185 triệu đô và mất thêm 135 cho chiến dịch marketing toàn cầu. Như vậy bộ phim cần đạt khoảng 450 đến 500 triệu đô tiền vé để đạt điểm break-even (thuật ngữ trong thương mại để đạt điểm về hòa vốn và bắt đầu sinh lãi). Sự phân phối và ăn chia thị trường không phải 50/50 cho nhà đầu tư và chủ rạp như mô hình kiểu Việt Nam, bởi các hãng phát hành hay sản xuất lớn ở Bắc Mỹ và Trung Quốc nắm trong tay số lượng rạp rất lớn. Chưa kể là tỷ lệ ăn chia còn phụ thuộc vào từng thể loại phim, thị trường phim. Phim bom tấn khác phim độc lập, phim giải trí khác phim nghệ thuật... Ngoài ra phải tính thêm, vòng đời của một bộ phim bom tấn không chỉ là ở doanh thu phòng vé, mà còn cả một thị trường doanh thu ăn theo, từ các sản phẩm đồ chơi, tiền bán bản quyền cho truyền hình, các hãng máy bay quốc tế (vài trăm hãng máy bay toàn cầu), các kênh thuê phim trực tuyến, các kênh xem truyền hình trả tiền, DVD... Bộ phim hoạt hình Frozen mang về doanh thu khủng hơn 1.3 tỷ đô tiền vé toàn cầu, trở thành bộ phim hoạt hình có doanh thu cao nhất mọi thời; nhưng doanh thu từ thị trường đồ chơi hay quà tặng ăn theo thì lên tới hơn... 2 tỷ đô. Biết được vòng đời của một bộ phim rồi, ta không thể hồ đồ kết luận bộ phim thua lỗ khi mới tung ra mới được phát hành chỉ mới 2 tuần.

Trên thực tế, Hollywood có nhiều phim thua lỗ rất nặng. Năm ngoái, bộ phim làm lại từ tác phẩm kinh điển Ben-Hur thua lỗ tới 150 triệu đô. Allied dù có Brad Pitt và Marion Contillard và đạo diễn tên tuổi Robert Zemeckis thua lỗ tới 80 triệu đô và có thể kể tên hơn chục bộ phim khác đầu tư lớn thất bại thê thảm tại phòng vé và các giá trị ăn theo.

Kong thì sao? Sau 3 tuần phát hành, nó đạt doanh thu 393 triệu đô, tạm xếp thứ 3 trong bảng doanh thu những phim ăn khách nhất toàn cầu (sau Beauty and the Beast và Logan). Tôi dự đoán tổng doanh thu của phim này sẽ rơi vào khoảng 550-570 triệu đô, trong đó thị trường Trung Quốc sẽ thu thêm hơn 100 triệu đô nữa, sau 3 ngày cuối tuần ra mắt tuần rồi thu về 72 triệu đô, cao hơn cả Bắc Mỹ. Và như vậy, nếu chỉ tính doanh thu phòng vé, Kong là một thắng lợi, một hit của mùa phim đầu năm ở Hollywood. Ai dám kết luận Kong thua lỗ, hãy rút lại lời ngay và luôn!

KONG, HOLLYWOOD VÀ CHINAWOOD

Dù tay tỷ phú giàu nhất châu Á và Trung Quốc Vương Kiệt Lâm bỏ ra tới 3,5 tỷ đô để thâu tóm hãng Legendary Entertaiment (chiếm hơn 50% cổ phần của hãng phim chuyên sản xuất bom tấn khá chất lượng này); tập đoàn Dalian Wanda của ông này vẫn chưa có vai trò định hướng content của Legendary, ngoài việc ăn chia lợi nhuận nhờ thâu tóm số lượng lớn thị trường rạp chiếu ở Mỹ và Trung Quốc. Ngược lại, đây là một nước đi khôn ngoan của Legendary khi mặc sức tung hoành ở thị trường hơn tỷ dân và đang chuẩn bị trở thành thị trường điện ảnh số 1 thế giới trong năm tới (dự đoán của tôi).

Hollywood trong chiến lược vòi bạch tuộc vươn ra toàn cầu, Trung Quốc chính là miếng mồi béo bở nhất nhờ sự phát triển nở nồi của thị trường chiếu bóng. Hollywood có nguy cơ thua lỗ? Đừng lo, đã có Trung Quốc hốt rác. Bộ phim dựa theo game Resident Evil phần cuối thất bại thê thảm tại Mỹ, chỉ thu về 26 triệu đô; nhưng tại Trung Quốc nó thu tới hơn 180 triệu đô, gấp hơn 6 lần thị trường mẹ đẻ và góp phần nâng tổng doanh thu phim này lên tới 312 triệu đô so với mức kinh phí 40 triệu đô. xXx: the Return of Xander Cage của anh cơ bắp Vin Diesel cũng thất bại thảm hại tại Mỹ, thu về 40 triệu đô; tại thị trường quốc tế, nó thu về hơn 300 triệu đô, trong đó Trung Quốc đã chiếm 2/3.

Kong tiếp tục cơn sốt đó tại Trung Quốc, khi 3 ngày cuối tuần đã thu về tới 72 triệu đô và dự kiến sẽ thu thêm từ 100-130 triệu đô nữa tại trị trường này, trở thành phim Hollywood có doanh thu cao thứ 2 tại Trung Quốc từ đầu năm nay. Béo bở như thế nên Hollywood chả lụy cho em Cảnh Điềm vô chạy đua với Kong.

Thực tế sau vài năm cơm lành canh ngọt giữa Hollywood và China, Hollywood được lợi nhiều hơn. Hãy nghĩ tới trường hợp Vạn Lý Trường Thành của Trương Nghệ Mưu trong chiến dịch phô trương thanh thế và quyền lực mềm của Trung Hoa sẽ thấy Trung Quốc đã ăn quả đắng thế nào. Phim này được Legendary East (một nhánh của Legendary Entertaiment) đồng sản xuất cùng 3 hãng phim khác của Trung Quốc; do hai hãng lớn là Universal của Mỹ và China Film Group phát hành. Dù Hollywood kéo một bộ sậu sang hỗ trợ và có cả siêu sao Matt Damon sang đóng vai chính trong một phim về di sản văn hóa, lịch sử lớn nhất của Tàu, phim vẫn bị khán giả Tàu ném đá tơi bời, cho dù doanh thu không tệ và hòa vốn. Nhưng tại thị trường Mỹ và quốc tế, chiến dịch quyền lực mềm của TQ thất bại thảm hại, khi bị giới phê bình Mỹ chê và chỉ thu được 40 triệu đô tại Bắc Mỹ. Tại lễ trao giải Oscar năm nay, anh MC đã giễu Matt Damon ngồi dưới khán phòng là đã nhường một vai được đề cử Oscar cho Casey Affleck trong Manchester by the Sea (Matt được chọn đóng vai này đầu tiên khi anh là nhà sản xuất), để đóng một phim bom tấn của Tàu có nguy cơ lỗ vốn tới 130 triệu đô tại Mỹ (đấy là anh này thậm xưng thế thôi). Anh Matt ngồi dưới mặt mũi tẽn tò, trong rất tội.

Vậy nên đừng nghĩ chuyện Trung Quốc thao túng được Hollywood. Trung Quốc chỉ là con cờ trong tay chơi sừng sỏ Hollywood có kinh nghiệm cả trăm năm chơi chiến lược quyền lực mềm.

Lê Hồng  Lâm 

Đón đọc KONG VÀ VIỆT NAM: AI ĐƯỢC LỢI?

 

 

Sự trỗi dậy bất ngờ của văn hoá nghệ thuật Nhật Bản - Boro

Sự trỗi dậy bất ngờ của văn hoá nghệ thuật Nhật Bản - Boro

Culture Mặc dù vải cotton trở nên phổ biến hơn ở Nhật Bản trong thế kỷ 20, nhưng những người lao động nghèo ở nông thôn vẫn không thể mua được. Do đó, họ bắt đầy lấy những bộ quần áo cũ của mình ra sửa chữa bằng cách thêu các mảnh vải vụn đắp lên, từng lớp từng lớp được kết hợp tạo ra tác phẩm chắp vá mang tên BORO.

Người nghệ sĩ bị lãng quên đằng sau các quân bài Tarot

Người nghệ sĩ bị lãng quên đằng sau các quân bài Tarot

Culture Pamela Colman Smith, được biết đến nhiều nhất dưới danh nghĩa người thiết kế của Rider Waite Tarot, một trong những bộ bài Tarot được nhiều người mới vào nghề sử dụng tìm hiểu những điểm mấu chốt của bộ môn này. Có thể nói, Smith là một nghệ sĩ phóng khoáng, độc đáo, với nguồn kiến thức vô hạn nhờ quá trình đi khắp thế giới và giao lưu, tiếp xúc với nhiều nghệ sĩ trong ngành.


VietnamColor I ra mắt triển lãm nghệ thuật & thiết kế “ĐI & VỀ, ĐI”

VietnamColor I ra mắt triển lãm nghệ thuật & thiết kế “ĐI & VỀ, ĐI”

Pro_Creative ĐI & VỀ, ĐI để vẽ nên màu của mình, chúng ta là Màu Việt Nam. Khi người nghệ sĩ chọn chất liệu, họ say mê bề mặt của giấy, toan, đất, vải, vóc, sơn hay bất kỳ kết cấu nào tạo ra cảm xúc để sáng tạo. Người thưởng ngoạn hít thở sâu, nhắm mắt, lắng nghe từ trực giác, mở mắt để thấu cảm màu sắc, hình, khối, vẻ quyến rũ từ chất liệu, tài năng của người nghệ sĩ, hòa nhịp làm nên câu chuyện sáng tạo. Khi bắt đầu chạm, sẽ hiểu rồi yêu, điều này vô cùng quý giá cho hành trình khám phá nghệ thuật ĐI & VỀ, ĐI của mỗi người.

AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

Storytelling Tính xác thực và độc đáo là tiền tệ của thế giới nghệ thuật. Một Van Gogh giả không có ý nghĩa gì, nhưng một Renoir thật có nghĩa là tất cả. Tuy nhiên, giống như mọi hoạt động theo đuổi sáng tạo, AI có khả năng phá vỡ thế giới nghệ thuật, cả quá khứ lẫn hiện tại. AI, được hỗ trợ bởi các bộ dữ liệu được tuyển chọn, đang tự định vị mình là một công cụ để hiểu rõ hơn về lịch sử nghệ thuật và là phương tiện mới cho các nghệ sĩ trong tương lai.

Subscription

Fashionnet

Follow us