Hạnh phúc không chỉ là trạng thái cảm xúc
Opinion Cảm giác hạnh phúc đối với bạn “trông” như thế nào? Có thể là hình ảnh mình nằm thư giãn trên bãi biển Bali xinh đẹp, đàm phán thành công một hợp đồng làm ăn hay chỉ đơn giản là mặc được cái quần tưởng chừng như đã không còn vừa nữa.
“Hạnh phúc không phải là điều bạn có thể cảm thấy, mà là điều bạn làm”
Tôi từng chắc chắn rằng tôi biết rõ hạnh phúc trông như thế nào. Tôi vốn được sinh ra và lớn lên ở Nga cho đến năm 13 tuổi, tôi cùng gia đình di cư đến Mỹ và chúng tôi sống ở ngoại ô Detroit. Đó thực sự là khoảng thời gian vô cùng khó khăn, đặc biệt là vì tôi không biết tiếng Anh. Trong lòng tôi tràn ngập nỗi lo âu và hay hoài nghi chính bản thân. Lần duy nhất tôi cảm thấy ổn là khi tôi đạt được một điều gì đó trong ngày, cho dù là nhỏ nhoi: xong dự án ở trường hay ra khỏi lớp tiếng Anh dự phòng.
Tôi nghĩ rằng: “Đây sẽ là cách tôi cảm thấy hạnh phúc và vui vẻ: tôi sẽ cố gắng đạt được những việc từ nhỏ đến lớn trong cuộc sống.” Từ đó trở đi, tôi luôn giữ cho mình ý nghĩ này, có lẽ tôi sẽ vui khi vào được một trường đại học tốt, khi tôi tốt nghiệp, khi tôi chuyển đến New York hay khi tôi kết hôn và lo được cho gia đình chẳng hạn…
Tôi đã luôn tự hào về những gì tôi đạt được, tuy nhiên, rồi cũng sẽ có những hạnh phúc ảo xuất hiện trong cuộc đời tôi.
Khi vô tình nghe được về một nghiên cứu về lòng biết ơn 9 năm về trước tôi thầm nghĩ đây chỉ là những thứ vớ vẩn. Nói ra 3 điều khiến tôi biết ơn sẽ giúp tôi hạnh phúc? Thật vô lí! Nếu tôi cảm thấy viết ơn về mọi thứ, tôi sẽ chẳng cần phải làm gì nữa cả. Nhưng, bằng cách nào đó, tôi quyết định làm theo thử trong 30 ngày. Tôi nói với chồng tôi và con gái tôi rằng mỗi ngày, tôi sẽ viết một mẩu giấy ghi ra điều khiến tôi biết ơn và ghi “cảm ơn” cho ai đó, ít nhất một lần.
Thật bất ngờ, tôi nhận ra được sự khác biệt ngay lập tức. Tôi không trở thành người lạc quan hơn nhưng tôi bắt đầu tìm thấy niềm vui trong những việc nhỏ mỗi ngày. Những điều nhỏ như việc con gái tôi chạy đến ôm tôi hay bước vào phòng khách và thấy ánh nắng chiếu nhẹ nhàng vào lọ hoa tu-líp,… kể cả việc lái xe đi làm mà không gặp giao thông ùn tắc.
Trước khi tôi tập biết ơn mọi thứ, tôi chẳng hề “có mặt” trong những phút giây ấy, tôi thường lướt qua chúng và cắm đầu vào công việc ngay. Và tôi nhận ra rằng hạnh phúc, thật sự không phải điều bạn cảm thấy mà đó là điều bạn làm. Chúng ta không cần phải kiếm tìm nó hay phải trở nên tốt hơn, chúng ta chỉ việc “tập” thôi.
-Nataly Kogan, Giám đốc điều hành của nền tảng học tập Hạnh phúc hơn và là tác giả của Happier Now: How to Stop Chasing Perfection and Embrace Everyday Moments (Even the Difficult Ones)
“Thắng xổ số sẽ không giúp bạn trở nên hạnh phúc mãi mãi”
Đồng ý rằng có đủ tiền của rất quan trọng nhưng đó không phải yếu tố duy nhất khiến chúng ta hạnh phúc. Nếu có tiền giúp chúng ta trang trải những nhu cầu hằng ngày thì chắc chắn rằng tiền là yếu tố khiến ta hạnh phúc. Tuy nhiên, sau khi các nhu cầu cơ bản được đáp ứng, việc tăng thu nhập sẽ tuân theo quy luật giảm lợi nhuận. Hãy tưởng tưởng mức độ hạnh phúc khi có thêm 100 đô la khi bạn đã quá giàu rồi xem, gần như là con số 0. Trong một nghiên cứu về niềm hạnh phúc, có một “lý thuyết về điểm đặt”.
Nó nói rằng sự gia tăng hạnh phúc của ai đó khi va chạm với các sự kiện trong cuộc sống, chẳng hạn như trúng xổ số hoặc chuyển đến một ngôi nhà lớn hơn, sẽ trở lại cảm giác ban đầu sau một thời gian. Lý thuyết này dạy chúng ta rằng chúng ta nên tận hưởng cuộc hành trình chứ không phải đích đến của các sự kiện cuộc sống. Nó rất quan trọng để loại bỏ ảo tưởng rằng có một điều gì đó trên thế giới này sẽ khiến chúng ta hạnh phúc vĩnh viễn.
-Meik Wiking, Giám đốc điều hành của Viện nghiên cứu Hạnh phúc và là tác giả của The Little Book of Hygge: Danish Secrets to Happy Living
“Trạng thái được vui vẻ còn thích thú hơn việc thỏa mãn những thúc đẩy của bạn”
Nhiều nhà khoa học thần kinh sẽ nói với bạn rằng tất cả hạnh phúc là một quá trình hóa học và dòng điện trong não: động lực, tiếp theo là phần thưởng. Tôi rất yêu thích khoa học thần kinh nhưng tôi vẫn tò mò về những khả năng vượt ra ngoài những gì khoa học đã chứng minh. Càng tìm hiểu về hạnh phúc vượt thời gian, tôi càng thấy rằng nó tương quan với ba kinh nghiệm về mối quan hệ, sự đóng góp và sự làm chủ. Nhắc đến “mối quan hệ” có nghĩa là một cảm giác về sự kết nối với người được nhìn thấy chúng ta thực sự là ai. (Các bộ lạc ở Nam Phi theo truyền thống chào hỏi nhau bằng cách thấy Saw Sawabona, nghĩa là “tôi thấy bạn”. Hồi đáp? “Sikhona” hoặc “tôi ở đây”). Nói đến “sự đóng góp” nghĩa là chúng tôi mang đến một điều gì đó khác biệt trong chúng tôi đến với thế giới này.Và nói đến “làm chủ” nghĩa là phát triển và làm việc để trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình.
Điều thứ tư liên quan đến hạnh phúc và thường bị bỏ qua là sự phản ánh. Không phải thoát ra ngoài mà là thực sự dành thời gian để làm dịu tâm trí và nắm bắt tâm hồn nơi bạn đang sống.
Những việc chúng ta nghĩ đang cho ta niềm vui, như việc lướt mạng xã hội, đó chỉ là niềm vui nhất thời. Chúng ta thậm chí còn không biết chúng ta đang làm điều đó trong vô thức. Ta cảm thấy phấn khích khi nhận được một lượt thích trên Instagram. Bây giờ, nó chỉ là một thói quen. Để có được hạnh phúc, chúng ta cần nói đồng ý với những điều củng cố mối quan hệ của chúng ta, giúp chúng ta đóng góp cho thế giới hoặc cho phép chúng ta thành thạo các kỹ năng mới và học cách chống lại những điều chỉ thỏa mãn những thôi thúc của chúng ta. Nói cách khác, dành ít thời gian hơn để nhìn vào màn hình và nhiều thời gian hơn để nhìn vào thiên nhiên, những người bạn quan tâm và chính bạn sẽ tốt hơn rất nhiều. Làm điều đó, và bạn sẽ cảm thấy hài lòng: Bạn làm được nhiều hơn là những gì bộ não của bạn đang nói với bạn.
-Ellen Petry Leanse, huấn luyện viên lãnh đạo và tác giả của The Happiness Hack: How to Take Charge of Your Brain and Program More Happiness into Your Life
“Chúng ta có thể tìm thấy hạnh phúc ở nơi làm việc”
Chất lượng của những mối quan hệ là yếu tố rất quan trọng góp phần và niềm hạnh phúc của chúng ta. Nhiều người nghĩ điều đó chỉ có thể có ở nhà. Họ nghĩ rằng “Tại sao tôi phải cố kết bạn với những người ở chỗ làm?”. Thú thật tôi cũng từng nghĩ như thế nhưng tôi nhận ra tâm lí đó thiển cận thế nào. Chúng ta dành phần lớn thời gian ở công ty, làm việc cùng nhau cả ngày dài vậy tại sao lại không đầu tư vào những mối quan hệ ấy?
Hãy gặp mặt nhau và giao tiếp, trò chuyện. Chúng ta có “nơ-ron gương thần” trong bộ não của chúng ta, làm cho hạnh phúc trở thành hiệu ứng lan tỏa. Vì vậy, điều quan trọng là phải chú ý đến cách bạn xuất hiện trong công việc, bởi vì đó là những gì bạn sẽ nhận lại từ đồng nghiệp trong ngày. Bản thân bạn là một nét văn hóa. Tất cả chúng ta đều ảnh hưởng đến nhau và nghiên cứu cho thấy nó mở rộng ra, không chỉ với đồng nghiệp của bạn mà cả đồng nghiệp của dồng nghiệp bạn. Đầu tư bất cứ điều gì mà bạn có thể làm trong các mối quan hệ. Tập tha thứ, mặc dù nó nói dễ hơn làm. Tập thể hiện lòng tốt. Và đừng chỉ chỉ hợp tác với nhau khi mọi thứ đang đi sai, hãy ăn mừng thành công khi mọi thứ đang diễn ra đúng hướng.
-Scott Crabtree, người sáng lập tổ chức tư vấn và huấn luyện Happy Brain Science
“Đừng đuổi theo hạnh phúc, hãy tìm đến ý nghĩa của nó.”
Hạnh phúc thường được mô tả là trạng thái tinh thần lạc quan, thể hiện qua khuôn mặt cười. Người ta thường nói theo Aristole: “Một cuộc sống tốt là một cuộc sống vui vẻ”. Nhưng thực sự, từ ngữ Hy Lạp mà Aristotle sử dụng trong các giáo lý của mình, eudaimonia, dịch đúng hơn là sự hưng thịnh chứ không hẳn là hạnh phúc. Hưng thịnh là sống một cuộc sống đạo đức, bạn theo đuổi sự xuất sắc trong công việc và cả trong các mối quan hệ cộng đồng của bạn. Làm những việc đó có thể không khiến bạn cảm thấy hạnh phúc mọi lúc. Nó có thể rất khó khăn, rất căng thảng phải không? Trở thành người lãnh đạo hay bậc cha mẹ thật khó phải không? Nhưng những điều đó luon cho bạn những giá trị mang ý nghĩa sâu sắc. Tôi ủng hộ việc theo đuổi một cuộc sống có ý nghĩa, thay vì chạy theo khái niệm hạnh phúc mơ hồ. Những nghiên cứu ủng hộ tôi về điều này. Khi mọi người theo đuổi eudaimonia, họ sẽ có được niềm hạnh phúc lớn hơn, họ thực sự khỏe mạnh hơn và sống lâu hơn. Những người tin rằng cuộc sống của họ có ý nghĩa có ít mảng bám liên quan đến bệnh Alzheimer và họ ít có khả năng mắc bệnh tim mạch. Vì vậy, ta cần những gì cần để tạo ra ý nghĩa? Đó quả là câu hỏi triệu đô. Một trong những khía cạnh quan trọng của một cuộc sống có ý nghĩa là những khoảnh khắc hiếm hoi đó khi bạn bước ra ngoài vùng an toàn của chính mình và cảm thấy được kết nối với một thực tế cao cấp hơn. Nó có thể xảy ra trong một chuyến đi đến Grand Canyon hoặc trong khi bạn ngồi thiền hoặc thậm chí chỉ ngồi trong nhà thờ. Trải nghiệm siêu việt có tồn tại trên một phạm vi rộng và chúng có thể thay đổi bạn. -Emily Esfahani Smith, nhà báo và tác giả của The Power of Meaning: Finding Fulfillment in a World Obsessed with Happiness.
“Để được vui, hãy rung cảm”
Công việc trước đây của tôi là người dẫn chương trình Live Live!, một chương trình phát thanh được phát trên toàn quốc là một giấc mơ lớn đối với tôi. Tôi được trả tiền để viết hài kịch và đã gặp những người vô cùng hấp dẫn và tài giỏi. Tôi đã có những người hâm mộ thực sự yêu thích chương trình nói với tôi như vậy. Ý tôi là, đâu phải ai cũng đợc có fan hâm mộ chứ? Thế nhưng có ai biết rằng nó đã gây ra sự lo lắng đến nỗi trong hai tuần mỗi tháng, lòng tôi tràn ngập sự sợ hãi về chương trình trực tiếp tiếp theo. Mặc dù vậy, tôi đã làm điều đó trong gần một thập kỷ cho đến đêm trước buổi biểu diễn kỷ niệm lần thứ chín của chúng tôi, khi tôi bị lo lắng tột độ. Và nó kéo dài trong vòng hai ngày.
Chương trình đã mang rất nhiều điều phi thường và những con người độc dáo vào cuộc sống của tôi đến nỗi tôi nghĩ mình nên cảm thấy hạnh phúc vì điều đó. Mọi người đều nghĩ tôi là người may mắn và khi mọi người nghĩ bạn may mắn, bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn để nhận ra bạn đã đau khổ như thế nào. Cuộc tấn công của nỗi lo lắng là cuộc gọi đánh thức khó chịu nhất thế giới. Tuy nhiên, tôi đã mất một vài tuần để quên đi công việc dẫn chương trình.
Toàn bộ cơ thể tôi thay đổi ngay lúc tôi làm vậy. Vai tôi "thả lỏng xuống" và tôi có thể thở lại nhẹ nhàng. Nhưng tôi đã ngay lập tức hạnh phúc. Trong thực tế, tôi ngay lập tức bị loại và tự hỏi phải làm cái quái gì với cuộc sống của tôi bây giờ. Điều đó đã khơi dậy cảm hứng để viết quyển Okay Fine Whatever Project. Tôi muốn xem liệu tôi có thể “dạy” cho bộ não của mình rằng mọi thứ sẽ ổn bằng cách làm những điều khiến tôi sợ hãi và sau đó viết về chúng để “xử lý” những trải nghiệm đó.
Thay vì suy nghĩ “điều đó nghe có vẻ đáng sợ” khi đối mặt với một trải nghiệm mới và kỳ lạ, tôi nghĩ đó là điều thú vị. Điều đó đủ để tạo nên sự khác biệt trong tinh thần.
Tôi có cảm thấy có một mối liên hệ giữa lòng dũng cảm và hạnh phúc không? Một trăm phần trăm có chứ. Hối hận và tự mãn là những thứ rẻ tiền và tầm thuờng. Không ai muốn có nó trong đời cả.
Dũng cảm là một từ khá to tát, tôi ước có một từ dành cho những dũng cảm nhỏ bé hơn chút: Cố gắng làm một người bạn mới khi đã trưởng thành. Đi Thái Lan khi bay có thể sẽ cho bạn những cơn hoảng loạn. Hãy để người bạn hẹn hò biết rằng bạn quan tâm đến họ trước khi bạn biết họ cảm thấy thế nào về bạn. Đây là những thứ bạn sẽ không giành được huy chương nhưng khi bạn thêm tất cả vào cuối đời, nó sẽ giúp xác định xem liệu đó có phải là một cuộc sống đáng sống hay không.
Tôi nghĩ rằng mọi người đang phấn đấu cho một số hạnh phúc lý tưởng, một trong những nguyên nhân cốt lõi của sự bất hạnh trên thế giới. Nếu chúng ta phấn đấu cho bất cứ điều gì, đó phải là một tâm trí và cơ thể khỏe mạnh, ý thức về mục đích và khả năng cho và nhận tình yêu mà không cần đặt trước hay kỳ vọng. Điều đó dường như gần với sự hài lòng thực sự như tôi có thể nhận được.Ngoài ra, phô mai cũng làm cho tôi hạnh phúc. Một miếng phô mai cổ điển chất lượng cao!
-Courtenay Hameister, tác giả của Okay Fine Whatever: The Year I Went from Being Afraid of Everything to Only Being Afraid of Most Things
Nguồn Health.com - Bài dịch Chip Phan
FASHIONNET là một ngôi nhà lạc quan, sống động nhưng tràn đầy cảm xúc, với sự ấm áp, thân tình. Fashionnet, nơi chiếu những bộ phim tuyệt vời, những buổi gặp gỡ yêu thương củanhững người yêu nghệ thuật, champagne, trà và lụa. FASHIONNET là thời trang, làm đẹp, nhiếp ảnh, hội họa là một nguồn vui sống tích cực và sinh động, vì phụ nữ hạnh phúc thì thế giới mới tốt đẹp. Fashionnet tại 7 Bis Nguyễn Thị Minh Khai, phưòng Bến Nghé, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh. Hotline: 093 406 8088