288
02 Tháng 04 10:33 am

Đơn giản là sự tinh tế tối thượng

 Tối giản, phần nào đó nghĩa là sống và làm việc theo một quy tắc trật tự, có lẽ cũng vì các trật tự đó mà người Nhật giữ được cuộc sống tối giản này. Vì người chọn lối sống này đã quen cuộc sống nề nếp, quen làm việc với những quy trình rõ ràng, đơn giản và hiệu quả. "Muốn ít đi, hạnh phúc nhiều hơn"

ĐỜI THAY ĐỔI KHI CHÚNG TA "KHÔNG ĐỔI"

Minimalism ảnh hưởng như thế nào?
Minimalism ảnh hưởng đến tất cả loại hình nghệ thuật và công nghệ trong những năm cuối thế kỷ 20, chẳng hạn như hình thức gallery. Ngoài sức ảnh hưởng sâu sắc của mình đối với nghệ thuật hiện đại và các nghệ sĩ, Tối giản đã trở nên phổ biến như một triết lý và một cách sống. Nghĩa là Tối giản giải quyết các vấn đề trong cuộc sống chỉ với những yếu tố cần thiết, xua đuổi bất cứ điều gì mà họ cho là không cần thiết.


Tối giản trong Đồ họa (Minimalist Graphic) là loại bỏ những thiết kế rườm rà và những màu sắc không cần thiết, tập trung vào sự đơn giản và đơn sắc. Tuy nhiên, những người thiết kế cũng không được làm mất đi tính chất và nội dung cần thể hiện của sản phẩm/ thông điệp. Việc truyền tải một thông điệp đầy đủ với hình ảnh thu hút nhưng không cầu kỳ là một thách thức lớn.




Tối giản trong Nhiếp ảnh (Minimalist Photography) là nắm bắt và chụp cảnh nghệ thuật với một tông màu chủ đạo. Thêm vào đó, đối tượng ở đây không cần qua nhiều, chỉ vừa đủ với khung cảnh. Cần có sự hài hòa về màu sắc và cảnh vật để bức ảnh vùa thu hút người xem, vừa giản đơn.

Minimalist Fashion trở thành xu hướng hợp thời

 

 

Con người sống tối giản vì mục đích gì?



Thật sự, sống tối giản là câu trả lời cho một vấn đề của thời đại: chúng ta tồn tại giữa quá nhiều thứ và cảm thấy mệt mỏi với cuộc sống đó. Vậy nên, ta chọn cách tối giản mọi thứ, từ trang phục, đến phong cách ăn uống, trang trí đến lối sống của mình. Đó là mục đích để tối giản xuất hiện và được người Nhật yêu mến nhiều đến vậy. Nó đã giải quyết vấn đề cho rất nhiều người trong xã hội phức tạp này.

Cốt lõi của lối sống tối giản chính là ngưng chạy theo những nhu cầu phù phiếm, cuồng mua sắm đến mức bạn không biết bạn cần vật dụng đó để làm gì. Giữa ngổn ngang đồ vật chất đống, bạn không thể xác định được đâu là món đồ mình yêu thích nhất (thậm chí món đồ bạn yêu bị quên lãng vì những món đồ không cần thiết che khuất). Giữa ngổn ngang suy nghĩ bận tâm trong đầu, bạn sẽ không thể phát hiện đâu là việc có ý nghĩa nhất với bạn.


Thực trạng hiện nay ở Nhật và cả ở Việt Nam cho thấy rằng, việc mua một căn nhà rộng rãi luôn là ao ước của rất nhiều người. Nhưng giá đất càng ngày càng tăng, áp lực kiếm tiền để sở hữu một gian nhà to luôn đè nặng lên vai. Vậy nếu chúng ta thay đổi nếp nghĩ, chỉ cần một căn nhà vừa phải, đủ không gian để sinh hoạt và cho những vật dụng cần thiết nhất thì có phải đã giảm được gánh nặng mua nhà rộng đúng không nào?
Trong cuốn sách “Lối sống tối giản của người Nhật”, tác giả Fumio Sasaki đã dẫn chứng chính ngôi nhà của mình. Với căn phòng rộng 20m2, tổng số đồ đạc của Sasaki chỉ dao động ở con số 150 và không hề có xu hướng tăng thêm. Theo lời tác giả, có thể vẽ ra một vài viễn cảnh khó khăn khi bạn mới gia nhập cộng đồng sống tối giản đang là một xu hướng tại Nhật:
- Nói không với việc chạy theo xu hướng thời trang. Số lượng trang phục trong tủ quần áo dao động 20 - 30 món.
- Không thể mời khách đến nhà chơi vì số chén bát tại gia chỉ đủ dùng cho một mình bạn.
- Chấp nhận từ bỏ bộ sưu tập (sách/ đĩa/ chén bát…) mà bạn đã tích cóp nhiều năm trời để đổi lấy khoảng không thoáng đãng?

Và đây là cách giải quyết của tác giả:
- Suy nghĩ “không còn gì để mặc” -> mua sắm -> chất đồ -> “không còn gì để mặc” – quy trình tâm lý này luôn theo đuổi chúng ta, đặc biệt phái nữ. Khi quyết định chọn lối sống tối giản, Sasaki chỉ giữ lại trên dưới 20 món trang phục. Đây là phong cách “đồng phục hóa” mà anh học tập theo Steve Jobs và sau đó suy nghĩ “thiếu đồ mặc” không còn tồn tại trong anh nữa.
- Không đủ chén dĩa để mời khách thì có phải là một điều xấu hổ? Đọc ngay quy tắc 32 trong 55 quy tắc vứt bỏ của Sasaki: “Phố phường chính là phòng khách nhà bạn.” Dẫn bạn bè đến “phòng khách” đặc biệt đó, nơi có những quán ăn ngon để cùng nhau thưởng thức và trò chuyện, bạn sẽ tiết kiệm thời gian chuẩn bị, giảm thiểu vật dụng khi nấu nướng số lượng lớn và buổi nói chuyện chỉ tập trung vào con người.
- Hãy kiểm lại tủ sách, xem có bao nhiêu cuốn bạn đã đọc, bao nhiêu cuốn đang đọc dở và bao nhiêu cuốn “phận làm chủ sách, chưa một lần mở ra”? Nếu không dùng để đọc (mà chỉ để trưng bày) thì sách đã làm tròn vai trò cung cấp tri thức chưa? Tương tự với các bộ sưu tập khác, tác giả đã “tiễn đưa” toàn bộ sách, đĩa CD, các thiết bị chụp ảnh mà anh đã tốn công tìm mua trong nhiều năm.

TỐI GIẢN KHÔNG DỪNG LẠI Ở CHUYỆN VỨT ĐỒ

Khi đã được nâng lên thành một lối sống thì “tối giản” không chỉ dừng ở việc tạo không gian “tối thiểu đồ vật nhưng tối đa hạnh phúc”. Bạn hoàn toàn có thể áp dụng lối sống này trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống:
- Tối giản thông tin: Có quá nhiều thông tin từ mạng xã hội, truyền thông, truyền hình… Thứ tưởng chừng giúp ta trở nên “biết tuốt” trong thời đại số lại “đánh cắp” thời gian cá nhân của chúng ta quá nhiều.
Bạn có bao giờ cảm thấy mình đang bị chi phối bởi quá nhiều thứ xung quanh để rồi xao nhãng việc theo đuổi những mục đích mà bản thân đã đặt ra ngay từ đầu? Thật ra, đây là một vấn đề mà rất nhiều người gặp phải trong cuộc sống hàng ngày. Một xã hội với tư duy mở và sự tương tác qua lại lẫn nhau vừa có mặt tích cực khi giúp bạn mở mang hiểu biết, nhưng bên cạnh đó, nó cũng dễ dàng khiến bạn bị lạc hướng trong các kế hoạch mà bạn đã tạo ra cho chính cuộc sống của mình. Việc lược bỏ những điều không cần thiết sẽ giúp bạn có thể tập trung hơn vào những mục đích mà bạn đã và đang theo đuổi. Ngoài ra, những thứ làm chậm tiến độ hoặc không kích thích được niềm vui trong cuộc sống cũng cần được loại bỏ. Có ba bước quan trọng trong việc hình thành lối suy nghĩ đơn giản, đó là: chọn lọc, loại bỏ và giữ lại. Người theo đuổi chủ nghĩa tối giản sẽ là người lược bỏ nhiều hơn là giữ lại. Tuy nhiên, những thứ họ chọn giữ lại sẽ luôn là những thứ mang đến cho họ nhiều giá trị lớn lao, giúp họ tập trung theo đuổi mục đích của cuộc đời mình và đạt được nó dễ dàng hơn.

- Tối giản mối quan hệ: Dành thời gian cho những mối quan hệ thân thiết nhất. Hiểu ít người nhưng hiểu “sâu” vẫn hơn biết nhiều người mà biết “cạn”.
- Tối giản giải trí: Giải trí cũng phải “chất”. Hãy chọn những chương trình đem lại nhiều giá trị như giá trị giải trí, giá trị nhân văn, giá trị kiến thức… giữa “mạng nhện” các chương trình như hiện nay.


Sống tối giản là sống tinh tế, chỉ giữ lại những gì tinh túy nhất bên mình. Và khi xung quanh chỉ còn vài món đồ cơ bản, tin chắc bạn sẽ không còn bị vật chất làm xao lãng, sẽ có nhiều thời gian để nghĩ về bản thân, về những điều quan trọng nhất. Nhưng sống tối giản không có nghĩa là một cuộc chạy đua cạnh tranh sống với ít đồ đạc nhất có thể, vì bản thân mỗi người sẽ có một quan điểm tối giản khác nhau. “Sống đơn giản cho đời thanh thản” là một triết lý phổ biến nhưng không nhiều người làm theo. Triết lý này chính là sự tổng kết cho lối sống tối giản. Như danh họa Lenardo Da Vinci đã nói: “Đơn giản chính là sự tinh tế tối thượng”.

Dịch Chip Phan. Nguồn Minimalism.life

FASHIONNET là một ngôi nhà lạc quan, sống động nhưng tràn đầy cảm xúc, với sự ấm áp, thân tình. Fashionnet, nơi chiếu những bộ phim tuyệt vời, những buổi gặp gỡ yêu thương của những người yêu nghệ thuật, champagne, trà và lụa. FASHIONNET là thời trang, làm đẹp, nhiếp ảnh, hội họa là một nguồn vui sống tích cực và sinh động, vì phụ nữ hạnh phúc thì thế giới mới tốt đẹp. Fashionnet tại 7 Bis Nguyễn Thị Minh Khai, phưòng Bến Nghé, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh. Hotline: 093 406 8088
Thuốc giải u sầu: phương thuốc thế kỷ cho bệnh trầm cảm của Robert Burton

Thuốc giải u sầu: phương thuốc thế kỷ cho bệnh trầm cảm của Robert Burton

Opinion Phát hiện đi trước thời đại trong khoa học: Bất kể một ai... khi bị lấn át bởi sự cô đơn, hay bị cuốn theo bởi nỗi sầu êm đềm và sự tự phụ vô nghĩa... hay bị chôn vùi trong những nỗi lo vô bờ bến, tôi có thể đưa cho họ một bài thuốc không gì hiệu quả hơn... đó là hãy tự đưa mình vào khuôn khổ của việc học hội họa hay khoa học.


AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

Storytelling Tính xác thực và độc đáo là tiền tệ của thế giới nghệ thuật. Một Van Gogh giả không có ý nghĩa gì, nhưng một Renoir thật có nghĩa là tất cả. Tuy nhiên, giống như mọi hoạt động theo đuổi sáng tạo, AI có khả năng phá vỡ thế giới nghệ thuật, cả quá khứ lẫn hiện tại. AI, được hỗ trợ bởi các bộ dữ liệu được tuyển chọn, đang tự định vị mình là một công cụ để hiểu rõ hơn về lịch sử nghệ thuật và là phương tiện mới cho các nghệ sĩ trong tương lai.

Nguyễn Tư Nghiêm - Màu của nguồn suối tâm linh sâu thẳm

Nguyễn Tư Nghiêm - Màu của nguồn suối tâm linh sâu thẳm

Art_Painting Những gì làm nên một Nguyễn Tư Nghiêm như "một mệnh đề đứng riêng", theo cách nói của Thái Bá Vân, là các đề tài mang màu sắc văn hoá dân tộc, và cùng với đề tài là các hoạ tiết xuất xứ từ di sản nghệ thuật dân gian. Đề tài trong tranh Nguyễn Tư Nghiêm là những điệu múa cổ, là hình ảnh Thánh Gióng, là hình ảnh Thuý Kiều & Kim Trọng - những nhân vật trong tác phẩm nổi tiếng nhất của văn học cổ điển Việt Nam, là 12 con giáp trong vòng xoay hoa giáp biểu tượng cho chu trình thời gian theo lịch pháp Á Đông...

Subscription

Fashionnet

Follow us