288
12 Tháng 06 2:09 pm

Đại La Lạt Ma Tây Tạng và sự hồi sinh

 Đi tìm sự thật về số mệnh bất tử và khả năng tái sinh liên tục của các Đại La Lạt Ma Tây Tạng

Trong những nơi tôi từng đi qua, thì Tây Tạng là nơi có nhiều điều huyền bí và lạ lùng nhất với người hiện đại.

Một chút về Phật Giáo Tây Tạng

Xứ Tạng từ trước khi có sự du nhập của Phật Giáo, bản thân người Tạng đã có những tôn giáo dân gian của riêng họ và khả năng sử dụng huyền thuật rất thâm hậu. Có nhiều lý giải về khả năng huyền thuật này, trong số đó, người ta giải thích rằng xứ Tạng là vùng đất địa linh với trường năng lượng rất mạnh. Ở đây có nhiều hồ thiêng, núi thiêng, lan toả năng lượng lành giúp con người dễ tinh tấn trong tu tập. Khi Phật Giáo được truyền vào Tây Tạng, kết hợp với văn hoá bản địa tạo ra một dòng tu rất đặc trưng. Họ coi trọng nghi lễ chứ không theo lối tối giản như Thiền Tông Nhật Bản. Lần đó, tôi tới thăm một tu viện người Tạng ở Ấn, họ làm buổi chào đón ngay tại sảnh chính với hàng trăm vị tăng xếp hàng. Trung tâm của chánh điện là dàn trống, kèn, tù và. Mỗi lần tù và được thổi lên, âm thanh ma mị, hùng tráng như tiếng vọng của dãy tuyết sơn, khó tả lắm. Kèm theo đó là tiếng đọc mantra trầm và rền của các sư, một trải nghiệm không thể nào quên. 

Ngoài ra, Phật Giáo Tây Tạng còn một truyền thống tu tập rất lạ nữa là Monk Debates (buổi đối đáp của các thầy trò nhà sư)

Thăm tu viện Sera và buổi Monk Debates

Sera là một trong những tu viện nổi tiếng nhất ở Lhasa, nơi đào tạo rất nhiều vị tăng đã thành đạo. Nếu Thiền Tông Nhật Bản có cách tu bằng cách tham công án thì Mật Tông Tây Tạng có Monk Debates tức là 1 buổi hỏi đáp tay đôi giữa thầy và trò. Sau một thời gian học tập, người đệ tử sẽ “bị” thầy tra hỏi liên tục để đánh giá trình độ. Buổi tra hỏi này được tổ chức trong khu vườn của tu viện, tầm từ hai tới ba giờ chiều. Rất đông các cặp thầy trò cùng nhau ngồi học đầy khí thế. Họ nói tiếng Tạng, tôi chẳng hiểu gì, chỉ biết người đứng vỗ tay bập bập là ông thầy, còn trò thì ngồi dưới đất trả lời. 

Câu chuyện về sự tái sinh của Dalai Lama (Đại La Lạt Ma) thứ 14

Lãnh đạo tôn giáo (và chính trị) của người dân Tạng là Dalai Lama. Người đương nhiệm hiện tại là vị Dalai Lama thứ 14. Ngài là một vị Phật sống, tái sinh liên tục 14 lần để thực hiện sứ mệnh của mình. 

Khi Dalai Lama thứ 13 mất đi mà không để lại lời răn nào thì phái đoàn tìm hoá thân thứ 14 của Ngài được thành lập ngay sau đó. Trong phái đoàn có cả sư trụ trì của tu viện Sera lúc bấy giờ. Regent, một vị Lama cao cấp trong phái đoàn, đã thấy một linh ảnh. Nhìn vào nước của hồ thiêng, Lhamoi Lhatso, ở miền nam Tây Tạng, ông đã thấy rõ những chữ cái Tây Tạng, Ah, Ka và Ma nổi lên. Tiếp theo là hình ảnh của một Tu viện ba tầng với một mái ngói màu ngọc lam và vàng và một con đường chạy từ đó xuống một ngọn đồi. Cuối cùng, ông ta nhìn thấy một căn nhà nhỏ với cái máng xối nước có hình dạng kỳ lạ. Ông ta chắc chắn là chữ Ah là ám chỉ cho Amdo, tỉnh phía đông bắc, vì vậy đó là nơi mà nhóm tìm kiếm đã được gửi đi.

Ah là Amdo, Ka là tu viện Kubum. Nên đoàn đã đến tu viện Kubum ở Amdo và gặp 1 cậu bé 4 tuổi tên là Lhamo Thondup. Cậu bé nhận ra vị trưởng đoàn và kêu tên “Sera Lama”, tức là vị Lama của tu viện Sera. Sau đó đoàn có chuẩn bị nhiều vật dụng cá nhân của Dalai Lama thứ 13 trộn lẫn với nhiều vật dụng khác. Đứa bé chọn ra đúng tất cả vật dụng đã từng là của mình. Từ đó, đoàn tìm kiếm đã xác nhận chính Lhamo Thondup là hoá thân tiếp theo của Dalai Lama và đưa bé về Lhasa bắt đầu cuộc sống tu học. Hiện tại thì Dalai Lama 14 đang lưu vong ở Dharamshala (Ấn Độ). Ngài đã xây dựng cộng đồng Tây Tạng của mình ở đây và không ngừng đấu tranh bằng phương pháp bất bạo động cho quyền tự trị của người Tạng trên đất Tạng. 

Bài viết và hình ảnh: Tâm Bùi

FASHIONNET là một ngôi nhà lạc quan, sống động nhưng tràn đầy cảm xúc, với sự ấm áp, thân tình. Fashionnet, nơi chiếu những bộ phim tuyệt vời, những buổi gặp gỡ yêu thương củanhững người yêu nghệ thuật, champagne, trà và lụa. FASHIONNET là thời trang, làm đẹp, nhiếp ảnh, hội họa là một nguồn vui sống tích cực và sinh động, vì phụ nữ hạnh phúc thì thế giới mới tốt đẹp. Fashionnet tại 7 Bis Nguyễn Thị Minh Khai, phưòng Bến Nghé, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh. Hotline: 093 406 8088

Vì sao trang sức mang lại giá trị cảm xúc?

Vì sao trang sức mang lại giá trị cảm xúc?

Culture Tại sao một số loại đá quý lại hàm chứa ý nghĩa cảm xúc lớn đối với nhiều người? Thực tế, ngoài giá trị trang trí của những món đồ trang sức lộng lẫy này, chúng còn có một lịch sử thú vị và hấp dẫn.

Sự trỗi dậy bất ngờ của văn hoá nghệ thuật Nhật Bản - Boro

Sự trỗi dậy bất ngờ của văn hoá nghệ thuật Nhật Bản - Boro

Culture Mặc dù vải cotton trở nên phổ biến hơn ở Nhật Bản trong thế kỷ 20, nhưng những người lao động nghèo ở nông thôn vẫn không thể mua được. Do đó, họ bắt đầy lấy những bộ quần áo cũ của mình ra sửa chữa bằng cách thêu các mảnh vải vụn đắp lên, từng lớp từng lớp được kết hợp tạo ra tác phẩm chắp vá mang tên BORO.


AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

Storytelling Tính xác thực và độc đáo là tiền tệ của thế giới nghệ thuật. Một Van Gogh giả không có ý nghĩa gì, nhưng một Renoir thật có nghĩa là tất cả. Tuy nhiên, giống như mọi hoạt động theo đuổi sáng tạo, AI có khả năng phá vỡ thế giới nghệ thuật, cả quá khứ lẫn hiện tại. AI, được hỗ trợ bởi các bộ dữ liệu được tuyển chọn, đang tự định vị mình là một công cụ để hiểu rõ hơn về lịch sử nghệ thuật và là phương tiện mới cho các nghệ sĩ trong tương lai.

Nguyễn Tư Nghiêm - Màu của nguồn suối tâm linh sâu thẳm

Nguyễn Tư Nghiêm - Màu của nguồn suối tâm linh sâu thẳm

Art_Painting Những gì làm nên một Nguyễn Tư Nghiêm như "một mệnh đề đứng riêng", theo cách nói của Thái Bá Vân, là các đề tài mang màu sắc văn hoá dân tộc, và cùng với đề tài là các hoạ tiết xuất xứ từ di sản nghệ thuật dân gian. Đề tài trong tranh Nguyễn Tư Nghiêm là những điệu múa cổ, là hình ảnh Thánh Gióng, là hình ảnh Thuý Kiều & Kim Trọng - những nhân vật trong tác phẩm nổi tiếng nhất của văn học cổ điển Việt Nam, là 12 con giáp trong vòng xoay hoa giáp biểu tượng cho chu trình thời gian theo lịch pháp Á Đông...

Subscription

Fashionnet

Follow us