Bí mật triết lí thời trang của Yohji Yamamoto
Designer Trong cuộc phỏng vấn, Yohji Yamamoto chia sẻ với Imran Amed – nhà sáng lập của BOF (Bussiness of fashion), về triết lí thời trang mà ông dùng để củng cố sự nghiệp cách mạng của mình.
Năm 1981 là lần đầu tiên Yohji Yamamoto xuất hiện trên sàn diễn thời trang của Paris, khi mà ông mang thiết kế gây xúc động của mình từ tận Tokyo đến Paris, thiết lập ra cơn chấn động nghệ thuật. Cho đến bây giờ, ông trở thành một nhà thiết kế nổi tiếng với nghề may mặc chủ đạo, mẫu quần áo rộng over-size và tông màu tối hạn chế đối với cái nhà thiết kế khác.
Là con một của góa phụ trong thời loạn chiến, Yamamoto được sinh ra vào sự kiện chiến tranh thế giới hai, mà không hề có bất cứ kí ức gì về cha mình, người đã mất khi ông mới một tuổi. Ông được một tay mẹ nuôi nấng, và dành hết tuổi thơ của mình học hành siêng năng để không làm phụ lòng mẹ.
Mẹ của Yamamoto là một thợ may có cửa hàng riêng trên phố Kabukichou – một khu vui chơi giải trí nức tiếng ở Shinjuku. Nơi mà ông quyết định đến làm việc sau khi tốt nghiệp trường đại học Keio, cũng là điều khiến mẹ ông rất tức giận.
Nhưng ông chỉ giải thích: “Tôi không muốn gia nhập xã lội điên loạn bên ngoài.” Nên đã quyết định ở lại phụ giúp cho cửa tiệm của mẹ.
Cuối cùng bà vẫn để ông làm việc tại cửa hiệu của mình, với danh nghĩa phụ tá. Theo lời đề nghị của mẹ, ông ghi danh vào trường cao đẳng Bunka Fashion, nơi sinh ra các nhà thiết kế nổi tiếng khác như Kenzo Takada, Junya Watanabe và chính bản thân Yamamoto. Tuy nhiên: “Trường dạy may mặc Bunka có vẻ như là một trường dành cho nữ sinh nhỏ tuổi hơn.” Ông thổ lộ: “Giống như một trường thủ công dạy cách chuẩn bị cho đám cưới, cắm hoa, nấu ăn và may mặc.”
Khi ông đến trường, ông nói, bản thân ông cũng không hề hay biết sự tồn tại của khóa đào tạo thời trang chuyên nghiệp: “Tôi chỉ muốn học cách làm quần áo, may và cắt.”
Sauk hi tốt nghiệp khỏi Bunka, ông nhận được giải thưởng đến Paris một năm. Ông nhận ra kỷ nguyên của các loại thời trang “tho yêu cầu” (những gì ông đã được học trong suốt thời gian qua) cuối cùng cũng đến ngày tàn. “Cùng lúc đó Saint Laurent cho ra mắt những loại quần áo may sẵn.” Ông nhớ lại: “Thời đại mới của thời trang “may sẵn” đã dập tắt ánh lửa tàn còn sót lại của nhữn bộ đồ cao cấp được đặt may theo yêu cầu.”
Sau khi liên tục thất bại trong các thiết kế của mình, ông trở nên tuyệt vọng, ngừng vẽ và lao đầu vào chè chén, bài bạc. Cuối cùng, ông nhận ra ông phải dừng lại trước khi hoàn toàn hủy hoại bản thân mình, rồi quyết định trở lại Tokyo.
Trở lại Nhật Bản, ông tìm lại được tiếng nói của mình trong ngành thời trang với tư cách là nhà thiết kế: “Trong khoảng thời gian giúp đỡ mẹ tôi, quần áo đã được rất nhiều phụ nữ đặt may, họ đều có chiều cao tầm tầm với nhau, quyến rũ, lộng lẫy, và rất nữ tính – cho dù tôi không có nhiều ấn tượng lắm” Ông chia sẻ “Trong lúc đo đạc và chỉnh sửa quần áo cho khách hàng, tôi đã nghĩ rằng, sẽ ra sao nếu tôi làm một vài bộ quần áo mạnh mẽ, phi giới tính cho phái nữ nhỉ?”
Mô tả mối bận tâm của Yamamoto với bảng màu không đối xứng và đơn sắc, ông nói: “Trong thành phố, có rất nhiều loại thời trang, màu sắc, cách trang trí, mà tôi cảm thấy nó thật kinh khủng. Tôi nghĩ rằng không nên làm nhức mắt người nhìn với cách phối màu thậm tệ như vậy.” Thay vào đó, Yamamoto bị mê hoặc bởi việc cắt, hoặc giặt một bộ quần áo và làm cho nó trở thành một màu đầy quyến rũ, chứ không phải một thứ màu “ủy mị”.
Yamamoto mở một công ty may mặc sẵn nhỏ và dần được chấp nhận bởi các thành phố tại Nhật. Thành công vững chắc này mang ông trở lại với Paris, nơi mà ông bắt đầu tin tưởng “ có thể sẽ có một số người có ấn tượng với thời trang của mình”. Vì vậy, khoảng đầu năm 1980, Yamamoto quay trở lại thủ đô nước Pháp – trùng hợp mở một cửa hiệu nhỏ vào đúng lúc một đồng nghiệp Nhật bản và bạn gái cũ của người đó, Rei Kawakubo tổ chức buổi trình diễn đầu tiên của cô cho Comme des Garçons.
Vô tình thay, cặp đôi này đã tạo ra một cơn bão thời trang – Tầm nhìn của họ phóng xa hơn nhiều so với xu hướng thời trang lúc bấy giờ. Được dẫn dắt bởi Thierry Mugler và Claude Montana, người được mệnh danh là ông hoàng bà hoàng vào thời điểm đó, ông nói.
“Trang phục của tôi và Comme des Garçons kém xa vời vợi so với cách nhìn cái đẹp của họ.” Ông chia sẻ: “Đối với người Châu âu, tạo phẩm của chúng tôi nhìn rất bẩn và xấu xí.” Hầu hết các phương tiện truyền thông đều chế giễu họ - bảo cặp đôi hãy mong chóng trở về Nhật Bản đi – Người mua luôn tìm kiếm sự mới mẻ, Yamamoto giải thích, thứ gì phải thật quyến rũ và đặc biệt.
Kể từ đó, ông luôn tận tâm phát triển thương hiệu của mình, Và hiện tại hai nhánh chính của ông: Yohji Yamamoto và Y’s luôn có mặt trong danh sách các cửa hàng cao cấp nhất thế giới. Ông luôn tự hào về thành công của mình, tuy nhiên: “Chỉ đơn giản là tôi rất may mắn.” Ông nói: “Mọi người đang chờ đợi một ngọn gió mới…có rất nhiều fashionista cảm thấy chán chường vì kiểu thời trang khuôn mẫu, loại quần áo nhiều màu, quá nữ tính – Họ đang chờ đợi một thứ mới vực lên từ những kiểu cách cũ.”
Vào năm 2003, Yamamoto cũng tiên phong trong một lĩnh vực công nghiệp khác – sự kết hợp giữa thời trang và quần áo thể thao – ông bắt đầu sự kết hợp này với Adidas, với mục đích phục vụ cho người tiêu dùng đại chúng. Sau hai thập kỉ làm việc ở Paris, nhà thiết kế cảm thấy mình đã đi quá xa so với chữ “đại chúng”. “Tôi tự thắc mắc, ai là những người mặc tạo vật của mình? Tôi không tìm thấy những người mặc chúng.” Ông nói. Đối với ông, Y-3 kết hợp với Adidas là một trải nghiệm thú vị đến từ thế giới ‘ thần kinh giày’ được bắt đầu từ Mỹ, và đồng thời thu ngắn khoảng cách giữa ông và khách hàng.
Tuy nhiên chặng đườg trở thành nhà thiết kế của ai cũng có khó khăn.Vào năm 2009, sự nghiệp của ông bỗng chốc tuột dốc không phanh – Từ sau một quyết định sai lầm của công ty, các giám đốc kinh doanh của hãng, thương hiệu bị đè bẹp bởi khoản nợ 65 triệu đô và buộc phải tuyên bố phá sản. Ông, sau khi quá mệt mỏi và bực dọc vì tình huống bất đắc dĩ trên, thiếu chút nữa đã định bỏ lại cả sự nghiệp sau lưng. Nhưng con gái của ông, Limi Feu, ông chia sẻ, là động lực để ông tiếp tục và nhắc nhở ông rằng các công nhân, những nhân viên khác cũng đang đặt hết sự tin tưởng của mình vào hãng.
“Khi tôi bắt đầu nghĩ đến họ, tôi đã phải xây dựng lại từ đầu. Đó thực sự là khoảng thời gian rất khó khăn của tôi.” Ông thừa nhận: “Nhưng khi tôi quyết định bắt đầu lại, tôi cảm thấy mình đã mạnh mẽ hơn gấp dôi lần trước.”
Nhìn vào ngành công nghiệp thời trang bây giờ, Yamamoto cảm nhận việc thiết kế trở nên quá rộng rãi, hầu hết đều phục vụ với mục đích kiếm thêm tiền và tập trung bán các sản phẩm, chứ không phải chú tâm đến việc tạo ra nó. “Số lượng các nhà thiết kế đang tăng vọt” Ông nói.
Đối với các nhà thiết kế mới vào nghề và đang tìm kiếm điểm nhấn riêng của họ, Yamamoto kêu gọi họ từ bỏ máy tính và mạng xã hội. “Thiết kế của bạn phải được thiết kế từ tâm và cảm xúc, chứ không phải bằng cái nhìn hời hợt.” Ông đưa ra lời khuyên. Nếu cứ tiếp tục dựa dẫm vào máy móc, họ sẽ sớm đánh mất chính mình.
“Những bạn trẻ mới vào nghề chưa thực sự có cá tính hay sức mạnh riêng.” Ông nói: “Vì vậy tôi bảo họ, bạn có thể hướng theo phong cách của bất cứ những ai bạn thích. Cứ tiếp tục bắt chước họ cho đến khi bạn tìm được chính phong cách riêng của mình.”
Nguồn Bussinessoffashion - Bài dịch Giang Lê
________________________________________________
Art Design Center
vietnamcolor.vn - fashionnet.vn
Contact: 0903788646 - 0903975081
Email: Huongcolor.gstudio@gmail.com \
Office: Vietthi Company Limited (Vietnam Vision)
30, C18 Street, ward 12, Tan Binh District – Hochiminh City
Pro Creative Course I Khóa học Art, Design, Creativity, Writing, Storytelling: 6 buổi/tháng (cho mỗi môn học): Học viết, thiết kế, vẽ và tìm hiểu lịch sử nghệ thuật, phương pháp tư duy, xây dựng giá trị cốt lõi của sáng tạo. Những bài giảng tạo ra những gợn sóng xung động trong tâm trí và trái tim, giúp bạn tìm thấy những nguyên tắc dẫn lối tài năng của mình đến với cái đẹp và sự sáng tạo. Khoá học là một cuốn sách hướng dẫn hành trình trải nghiệm. Đây là lời mời hít thở bầu không khí nghệ thuật tại G Studio để bạn cảm nhận cái đẹp từ cuộc sống, thiên nhiên và tâm hồn.
HuongColor I người sáng lập G Studio là nhà thiết kế, họa sĩ và giám đốc sáng tạo, biên tập tạp chí thời trang. 1996 tốt nghiệp ngành Thiết kế tại Hanoi University of Industrial Fine Art (UIFA), sau đó Huongcolor trở thành giám đốc sáng tạo của tạp chí Đẹp. 2007 cô sáng lập công ty truyền thông, quảng cáo Vietnam Vision (Vietthi Company Limited). Năm 2010, cô được bổ nhiệm giám đốc nội dung của Elle Magazine. 2016 sáng lập Vietnam Designer Fashion Week (VDFW). 2021 thành lập G_studio tư vấn chiến lược và định hướng sáng tạo, hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, thiết kế, nghệ thuật.