288
08 Tháng 08 3:38 pm

Art that Changed the World I Nghệ thuật Thời kì Tăm tối (Dark Age)

 Manuscript là những văn bản viết tay được trang trí thủ công. Nó là một trong những loại hình nghệ thuật hiếm hoi được tạo ra trong thời kì Tăm tối còn tồn tại đến giờ. Những quyển sách Phúc âm là những ví dụ minh chứng cho kĩ năng kết hợp nhiều yếu tố trang trí khác nhau nhưng tách biệt hoàn toàn với văn hóa Đa thần giáo trước đây của các nghệ sĩ Kitô giáo thời kì này

Nghệ thuật không ngừng phát triển. Từ khi những người nghệ sĩ đầu tiên vẽ lên tường để trang trí hang động của mình thời tiền sử, các họa sĩ đã và luôn nghiên cứu để tìm ra những phương thức mới khắc họa thế giới xung quanh mình. Đôi khi lại có những cá thể thiên tài - như Giotto, Leonardo, Picasso - mở ra một chương mới trong biên niên sử nghệ thuật, hay một nhóm họa sĩ chung tư tưởng cùng nhau mở đầu một trường phái, một phong trào nghệ thuật.

Art that Changed the World là tổng hợp sự phát triển của những phong trào nghệ thuật nổi bật nhất. Chúng đều bắt đầu với một ‘điểm ngoặt’ - một bức tranh định hình hay đánh dấu những đặc điểm chung của phong trào - và được ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác nhau: một loại chất liệu vẽ mới, những sự kiện lịch sử, hay một cá thể thách thức những suy nghĩ thông thường. Cách mạng Pháp đã truyền cảm hứng cho các họa sĩ trường phái Lãng mạn và Tân cổ điển; sự ra đời của in ấn mở đầu cho loạt tác phẩm thời Phục Hưng; và sự phát triển của ngành đường sắt cũng gián tiếp thay đổi hướng đi của trường phái Ấn tượng.

Tốc độ thay đổi của nghệ thuật cũng khác biệt theo thời gian. Các tác phẩm nghệ thuật Ai Cập cổ đại gần như tương tự nhau xuyên suốt hàng thế kỉ, trong khi vào những năm trước khi xảy ra Thế chiến thứ nhất, vô vàn tác phẩm nghệ thuật độc đáo ra đời. Tập sách tranh này sẽ đưa người xem qua một hành trình phát triển của nghệ thuật từ những bức tranh vẽ hang động đầu tiên cho đến tận ngày hôm nay.

CHƯƠNG 1: CỔ ĐẠI VÀ TRUNG CỔ


PHẦN 1E: NGHỆ THUẬT THỜI KÌ TĂM TỐI (DARK AGE)

Manuscript là những văn bản viết tay được trang trí thủ công. Nó là một trong những loại hình nghệ thuật hiếm hoi được tạo ra trong thời kì Tăm tối - giai đoạn sau khi Đế chế Tây La Mã sụp đổ (thế kỉ thứ V) đến cuối thế kỉ thứ XI - còn tồn tại đến bây giờ. Đa số chúng được thiết kế với mục đích hỗ trợ thay đổi đức tin của những người theo pagan giáo tại châu Âu sang Kitô giáo. Nhóm pagan giáo là những nhóm dân cư có nguồn gốc từ Đế chế Tây La Mã thực hành theo tín ngưỡng đa thần giáo. Họ vốn có nền tảng nghệ thuật lâu đời, với phong cách đặc trưng là các thiết kế trừu tượng, cách điệu làm từ kim loại và đá, thay vì vẽ. Khi họ chuyển sang Kitô giáo, họ kết hợp những mô-típ trang trí của mình với những biểu tượng thần học từ Kitô giáo để tạo ra các bản soạn thảo độc đáo này. 

St. Matthew, Lindisfarne Gospels, 698 -721.

Với mục đích là truyền giáo, nội dung của văn bản thường là trích đoạn trong Kinh thánh, tập trung vào cuộc đời của chúa Giê-su qua một trong 4 đoạn Phúc Âm của Matthew, Mark, Luke và John. Họa tiết trang trí trong sách xoay quanh 4 người truyền giáo trên và những biểu tượng gắn liền với họ. Các họa sĩ thường vẽ chân dung người truyền giáo tương ứng ở những trang đầu, theo phong cách Kinh thánh sơ khai. 
BỐI CẢNH

The Story of Adam, Ashburnham Pentateuch, 580-620. Độc đáo cả về mặt phong cách và biểu tượng học, quyển Ashburnham Pentateuch chứa 19 bức họa miêu tả quá trình từ lúc sáng lập thế giới đến sự lưu đày của người Israel.

Sự sụp đổ của đế chế Tây La Mã vào thế kỉ thứ V đã ảnh hưởng đến toàn châu Âu. Khu vực nằm dưới sự cai trị của đế chế trước đây bị chiếm lĩnh bởi nhiều bộ tộc khác nhau: Người Visigoths nắm giữ một phần Tây Ban Nha, người Ostrogoths và Lombards xâm lược Ý, còn các bộ tộc Germanic khác - Angles, Franks, Saxons và Jutes - rải rác khắp vùng Bắc Âu. Sự tranh chấp nảy lửa này khiến người dân châu Âu liên tục bị ép phải di cư khi gặp áp lực từ thế lực thù địch. Ví dụ như người Celts, vốn sinh sống tại khu vực trung tâm châu Âu nhưng cuối cùng bị đẩy về những mảnh đất phía Tây châu lục - Ireland, Scotland, Wales và Brittany.

Sự biến động này khiến nhiều nền văn hóa nghệ thuật bị trôi vào dĩ vãng. Phong cách naturalism (chủ nghĩa tự nhiên) thường được dùng trong đồ gốm và tranh bích họa của người Hy Lạp và La Mã dần biến mất. Thay vào đó, để thích nghi với lối sống du mục của mình, các nghệ sĩ xưa đã trang trí những chi tiết tỉ mỉ lên các món đồ nhỏ, cầm tay như vũ khí và trang sức. Tranh vẽ chủ yếu chỉ được sử dụng với mục đích trang trí văn bản truyền giáo.

St.Luke, Lichfield Gospels, 720.

Sách Phúc Âm và những văn bản Kitô giáo khác được viết bởi các mục sư tại những phòng viết (scriptorium). Một số ví dụ tiêu biểu nhất được tạo ra tại Vương quốc Anh và Ireland bởi người Celts và Anglo-Saxon. Những phòng viết tại các tu viện Iona, lindisfarne, Jarrow, và Wearmouth đặc biệt quan trọng, vì đây là nơi soạn thảo văn bản cho những người truyền giáo rải rác khắp châu Âu.

Phần chữ trong văn bản truyền giáo luôn phải chính xác, nhưng riêng phần trang trí bao bìa và cách trình bày thì phóng khoáng, nhiều cơ hội sáng tạo hơn. Các nghệ sĩ tu viện có thể lấy ý tưởng từ những quyển Kinh thánh cổ điển, hay sao chép những thiết kế trên trang sức pagan, thứ đang thịnh hành lúc bấy giờ. Từ đó, những kiệt tác sách hình minh họa độc đáo như Phúc âm Lindisfarne hay Phúc âm Kells đã ra đời.

KHỞI ĐẦU

Các nhà sử học đã xác định được nguồn gốc của một số sách hình từ Thời kì Tăm tối. Quyển Phúc âm St.Augustine được cho rằng do nhà truyền giáo Augustine mang đến Rome từ quần đảo châu Âu. Bức chân dung người truyền giáo trong sách mang phong cách Kitô giáo cổ điển.

Erza, Codex Amiatinus, trước năm 716. Bức họa này được gởi tới Giáo hoàng như một món quà vào năm 716.

Trong bức chân dung Erza, chín quyển sách được trưng trên tủ. Khả năng cao đây là bộ Novem Codices, một bộ kinh thánh 9 tập mua lại từ thư viện của Cassiodorus (một địa chủ và học giả người La Mã sống vào thế kỉ thứ V) và gởi đến Northumbia. Các nhà sử học phỏng đoán rằng những bức chân dung từ Phúc âm Lindisfarne và Codex Amiatinus lấy cảm hứng từ bộ sách này. Một trong những bản viết đáng chú ý nhất của người Celts là Cathach of St.Columba, một mảnh giấy ghi trích đoạn từ sách Psalm trong Kinh thánh. Ra đời từ đầu thế kỉ thứ VII, phong cách trang trí chữ cái đầu tiên của tác phẩm này trở nên thịnh hành trong nhiều thế kỉ sau đó. Cathach có nghĩa là “Người chiến đấu”, mảnh giấy này thường được mang theo lên chiến trường như một kỉ vật phù hộ binh lính.

Cathach of St.Columba

ẢNH HƯỞNG NGHỆ THUẬT

Imago Hominis, Echternachs Gospel, cuối thế kỉ thứ VII. St. Matthew thường được miêu tả như thiên thần, nhưng nghệ sĩ người Echternach này đã khắc họa ông như một tu sĩ La Mã, có thể là được ảnh hưởng bởi tình hình chính trị.​

Những quyển sách Phúc âm là những ví dụ minh chứng cho kĩ năng kết hợp nhiều yếu tố trang trí khác nhau nhưng tách biệt hoàn toàn với văn hóa Đa thần giáo trước đây của các nghệ sĩ Kitô giáo thời kì này. Càng đáng nể hơn khi họ đã phải làm việc trong bối cảnh xã hội thay đổi liên tục do quân xâm lược, người dân tị nạn và hệ thống giao thương phức tạp.

The Incarnation Page, Canterbury Codex Aureus, 750 -755.

Sự nguy hiểm và bất ổn vào Thời kì Tăm tối cũng được thể hiện trong các văn bản viết tay. Thông thường ở ngoài gốc sẽ có các kí tự mã hóa để chống ăn cắp. Quyển Phúc âm Lichfield từng bị cho đi chỉ để đổi lấy một con ngựa, còn quyển Canterbury Codex Aureus từng bị cướp bởi những người Viking, sau đó được nhà chức sắc mang tên Aelfred chuộc lại. Tình hình chính trị cũng được phản ánh ít nhiều: trong những văn bản truyền giáo tại Canterbury hay quyển Imago Hominis, đầu của các nhân vật được được tạo kiểu như các mục sư La Mã với mục đích đề cao quyền lực của Giáo hoàng.


Visigothic fibula, thế kỉ thứ VI. Con đại bàng đại diện cho St.Mark trong quyển Book of Durrow.

Trang sức pagan ảnh hưởng mạnh mẽ đến những nhà thủ công người Celtic. Họ lấy hình dáng phổ thông của các loại trang sức này và trang trí thêm những biểu tượng thần học, như là biểu tượng động vật của những nhà truyền giáo.

Đá biểu tượng Pictish, thế kỉ thứ VII

Các tác phẩm bằng đá của người Picts - một nhóm người sinh sống ở khu vực Scotland ngày nay,- ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong cách trang trí văn bản vùng Northumbria.

Yggdrasil World tree, thế kỉ thứ XI.

Người Viking lấy ý tưởng nghệ thuật từ những món đồ họ chiếm đoạt được. Dần dần những hình ảnh trong văn bản viết tay Kitô giáo như họa tiết xen kẽ phức tạp trở thành một phần của nghệ thuật người Celts và Anglo-Saxon.

ĐIỂM NGOẶT


Symbols of the Gospel Writers 
Book of Durrow, 675.  Trinity College Library, Dublin, Ireland

Phần trang trí trong sách Phúc âm thường có hình ảnh của 4 sứ giả truyền giáo và những biểu tượng tương ứng với họ. Các biểu tượng thần học này - bao gồm con sư tử, bê, đại bàng, và con người - được lấy từ Kinh thánh, đoạn miêu tả những con thú khải huyền thờ phụng trước ngai Chúa (Ezekiel 1:10 và Revelation 4:6-9). Mỗi loài vật cũng là đại diện cho những khía cạnh khác nhau của Chúa tối cao. Sư tử đại diện cho sự vương giả của Chúa trong vai trò Đức chứa trời, còn con người đại diện cho khi ông được tái sinh ở nhân gian dưới lốt người. Con sư tử trong quyển Book of Durrow mang phong cách chạm khắc đá của người Picts, dấu hiệu cho thấy tác phẩm này được tạo ra tại Northumbria.

KIỆT TÁC

The Monogram Page
Book of Kells, 800​. Trinity College Library, Dublin, England

Đây là trang sách đáng chú ý nhất trong tất cả các quyển Phúc âm. Mọi thiết kế trong hình đều xoay quanh hai kí tự Hy Lạp Chi và Rho (viết là “XP”), tạo nên chữ monogram (chữ lồng) đại diện cho Đức chúa trời. Trong những quyển Phúc âm của người Celts, thường có 5 trang chính dành cho thư pháp - 4 trang mở đầu của 4 đoạn Phúc âm, và trang Chữ lồng. Trang monogram luôn là quan trọng nhất, bởi vì nó mở đầu cho đoạn miêu tả sự ra đời của chúa Christ (Matthew 1:18), vì vậy nó luôn được các nghệ sĩ chăm chút kĩ lưỡng. Riêng đối với quyển Book of Kells, trang chữ lồng của nó ở đẳng cấp cao hơn tất cả các văn bản truyền giáo khác.

Những nghệ sĩ người Celts là bậc thầy thư pháp, kết hợp hài hòa với những thiết kế trang trí cong lượn, trừu tượng mà họ đã áp dụng lên đồ vật kim loại và trang sức suốt hàng thế kỉ. Độ phức tạp và đa dạng của những hình ảnh nút thắt và xoắn ốc trên dây, cộng thêm những chi tiết biểu tượng ẩn giấu trong thiết kế (ba thiên thần bên trái chữ “X”, con rái cá và cá hồi bên dưới, và hai chú chuột ở góc dưới bên phải) tạo nên sự ấn tượng của kiệt tác này. Đã có nhiều tranh luận nảy ra về ý nghĩa của các biểu tượng này - một số cho rằng chúng có liên quan đến các biểu tượng Tiệc thánh Eucharist thường thấy trong văn bản truyền giáo.


Một bức hình khác trong Book of Kells

Có rất nhiều điều bí ẩn xoay quanh kiệt tác này. ‘Book of Kells’ là một dự án kì công - với lượng hình minh họa khổng lồ, nhiều hơn bất kì sách Phúc âm nào, và chắc chắn là chi phí và thời gian tạo ra cũng hơn rất nhiều. Tuy nhiên, nó chưa bao giờ được hoàn thành. Không ai biết lí do, nhưng có một số phỏng đoán cho rằng các tu sĩ đã bị tấn công bởi người Vikings trước khi kịp hoàn thành tác phẩm.

Bài viết dịch từ cuốn sách Art that Changed the World - Bài dịch PD. Vui lòng ghi rõ nguồn từ Fashionnet.vn khi muốn sao chép. 

Pro Creative Class I Khóa học SÁNG TẠO, 6 buổi/tháng (cho mỗi môn học): Writing, Storytelling, Art, Design, Creativity. Học viết, thiết kế, tìm hiểu nghệ thuật, phương pháp tư duy, xây dựng giá trị cốt lõi của sáng tạo. Hotline: 0934068088 Email: Creative.proclass@gmail.com . Office: Công ty TNHH MTV Việt Thị . Address: 30, đường C18, phường 12, quận Tân Bình – HCM. 

Creative Class PRO I Trường đại học 6 ngày với những buổi học và bài giảng sẽ tạo ra những gợn sóng xung đột trong tâm trí và trái tim bạn, làn sóng cảm hứng bất tận, giúp bạn tìm thấy những nguyên tắc dẫn lối tài năng của mình đến với cái đẹp và sự sáng tạo. Pro Creative Class sẽ như một cuốn sách hướng dẫn hành trình của bạn. Đây là lời mời hít thở bầu không khí đầy sức sống, cảm nhận ngọn lửa tận trái tim bạn và sự thăng hoa của tinh thần.

Nguyễn Tư Nghiêm - Màu của nguồn suối tâm linh sâu thẳm

Nguyễn Tư Nghiêm - Màu của nguồn suối tâm linh sâu thẳm

Art_Painting Những gì làm nên một Nguyễn Tư Nghiêm như "một mệnh đề đứng riêng", theo cách nói của Thái Bá Vân, là các đề tài mang màu sắc văn hoá dân tộc, và cùng với đề tài là các hoạ tiết xuất xứ từ di sản nghệ thuật dân gian. Đề tài trong tranh Nguyễn Tư Nghiêm là những điệu múa cổ, là hình ảnh Thánh Gióng, là hình ảnh Thuý Kiều & Kim Trọng - những nhân vật trong tác phẩm nổi tiếng nhất của văn học cổ điển Việt Nam, là 12 con giáp trong vòng xoay hoa giáp biểu tượng cho chu trình thời gian theo lịch pháp Á Đông...

Kaiku: Sắc màu từ thiên nhiên

Kaiku: Sắc màu từ thiên nhiên

Art_Painting Sinh viên tốt nghiệp tại trường Imperial College London, Nicole Stjernsward đã phát minh ra Kaiku, một hệ thống giúp chuyển hoá thực vật thành các loại bột màu từ quá trình ứng dụng công nghệ bay hơi.


AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

Storytelling Tính xác thực và độc đáo là tiền tệ của thế giới nghệ thuật. Một Van Gogh giả không có ý nghĩa gì, nhưng một Renoir thật có nghĩa là tất cả. Tuy nhiên, giống như mọi hoạt động theo đuổi sáng tạo, AI có khả năng phá vỡ thế giới nghệ thuật, cả quá khứ lẫn hiện tại. AI, được hỗ trợ bởi các bộ dữ liệu được tuyển chọn, đang tự định vị mình là một công cụ để hiểu rõ hơn về lịch sử nghệ thuật và là phương tiện mới cho các nghệ sĩ trong tương lai.

Nguyễn Tư Nghiêm - Màu của nguồn suối tâm linh sâu thẳm

Nguyễn Tư Nghiêm - Màu của nguồn suối tâm linh sâu thẳm

Art_Painting Những gì làm nên một Nguyễn Tư Nghiêm như "một mệnh đề đứng riêng", theo cách nói của Thái Bá Vân, là các đề tài mang màu sắc văn hoá dân tộc, và cùng với đề tài là các hoạ tiết xuất xứ từ di sản nghệ thuật dân gian. Đề tài trong tranh Nguyễn Tư Nghiêm là những điệu múa cổ, là hình ảnh Thánh Gióng, là hình ảnh Thuý Kiều & Kim Trọng - những nhân vật trong tác phẩm nổi tiếng nhất của văn học cổ điển Việt Nam, là 12 con giáp trong vòng xoay hoa giáp biểu tượng cho chu trình thời gian theo lịch pháp Á Đông...

Subscription

Fashionnet

Follow us