3 nhà thiết kế trẻ Trung Quốc thành công tại LFW SS17
Designer Trong một thế giới đã bão hoà những xu hướng thay đổi và những đòi hỏi bất tận về những cảm xúc mới lạ, làm sao để một nhà thiết kế trẻ giữ được sự sáng tạo mà không bị nhàm chán với những thị hiếu dễ dãi? Chất liệu, tính độc đáo của chi tiết và chất lượng cao cho những sản phẩm duy nhất chính là chìa khóa cho thành công này.
Annachiara Biondi, biên tập viên thời trang của tạp chí Elsewhere magazine viết trên blog về sự xuất hiện của những nhà thiết kế mới trong cuộc thi nhà thiết kế Trung quốc: Giỏi nghề chính là chìa khóa của sự thành công.
Trong một thế giới đã bão hoà những thay đổi xu hướng và những đòi hỏi bất tận về những cảm xúc mới lạ, làm sao để một nhà thiết kế trẻ giữ được sự sáng tạo mà không bị nhàm chán với những thị hiếu dễ dãi? Một số nhà thiết kế trẻ Trung Quốc đã tìm ra câu trả lời cho việc nghiên cứu và phát triển kỹ thuật sáng tạo, những kỹ năng về vật liệu, về dấu ấn thương hiệu khi chú trọng vào chi tiết, để hướng tới một phong cách hoàn toàn khác biệt và phong cách cá nhân thống nhất. Kết quả là những thiết kế có giá trị cao và được công nhận tức thì là những sáng tạo đơn lẻ và luôn đi kèm với chất lượng cao nhất.
Có 3 Designer trẻ hàng đầu được biết đến:
Xu Zhi
Shaoxing-born Xu zhi tìm ra cách để diễn tả tình yêu nghệ thuật, màu sắc, hoạ tiết của mình vào thiết kế bằng cách tạo ra một kỹ thuật đan mới đầy sáng tạo có thể giúp anh gần như tạo ra những bức tranh, chỉ là trên nền toan khác mà thôi. Kỹ thuật này bao gồm việc bện những miếng nilon vào trong những miếng đan sẵn rồi được theo lên đồ may theo những họa tiết cụ thể, tạo nên những hoa văn tinh tế như từ những nét cọ 3D mà mỗi phần đều được làm một cách riêng biệt. Thoạt đầu nhà thiết kế tạo ra kỹ thuật này khi học năm thứ 2 ở trường đại học trong lúc cố gắng thể hiện đại dương bằng len xanh, những thử nghiệm đó đã trở thành thương hiệu của anh. Lúc đầu sử dụng chất liệu sa, bông, ruy băng và sau này Xu Zhi tìm ra chỉ như là một lựa chọn tốt nhất cho việc tạo ra hiệu ứng tua rua trong những bộ sưu tập trước của anh. Và anh đã khám phá ra mẫu vật liệu mới thích hợp từ đó .Xu Zhi sẽ trình diễn vài mẫu mới này trong các bộ sưu tập của anh vào tuần lễ thời trang London SS17.
Tommy Zhong
Đối với Tommy Zhong và Jenny Nelson, bộ đôi trẻ năng động là những NTK của thương hiệu Tommy Zhong, trọng tâm luôn luôn là làm thế nào để kết hợp hình ảnh tiên phong và tính thực dụng để thiết kế mảng miếng, luôn đấu tranh cắt giảm chi tiết để đơn giản hóa hình dạng mẫu, nhưng vẫn giữ bản chất độc đáo. Trò chơi của họ lựa chọn là một sự tác hợp giữa nghệ thuật thị giác và thiết kế dệt để tạo ra tác phẩm nghệ thuật nguyên thủy được chuyển tải vào may mặc sử dụng một loạt các kỹ thuật khác nhau như in ấn màn hình, nền, phun rắc, vẽ tay và với BST SS17, họ còn sử dụng dệt kỹ thuật số. "Bằng cách sử dụng kỹ thuật thực hiện bằng tay trên nền in, chúng tôi có thể tạo ra một cái gì đó độc đáo hơn cho thương hiệu – Chúng tôi muốn rằng mỗi sản phẩm phải là đơn chiếc và là đó là sự khởi đầu mới cho chúng tôi."
Renli Su
Khéo léo, tham chiếu lịch sử và vật liệu giúp cho công việc thiết kế - đó là những nền tảng của Renli Su, một thương hiệu tự hào đặt may mặc vào trung tâm câu chuyện làm nghề. Bộ sưu tập trước đây của cô đã xuất hiện những loại vải dệt bằng tay thực hiện thông qua sự kết hợp với thợ dệt ở Trung Quốc, Ấn Độ và Tây Tạng, kết hợp kỹ thuật truyền thống của họ với chuyên môn của người thiết kế và sử dụng chất liệu gai, một loại sợi tự nhiên phổ biến ở Trung Quốc vào đầu những năm 90. Với bộ sưu tập AW16 cô, Renli đã tiến một bước nữa cuộc chơi của sự khéo léo với sáng tạo mới mẻ trong may mặc, kỹ thuật thêu tự do nổi tiếng ở nước Anh từ thế kỷ 17 đến thời đại Victoria, tạo ra một hiệu ứng 3D đương đại sử dụng các loại sợi dày hơn và đặt nó vào vật liệu độc đáo, chẳng hạn như len.
Các nhà thiết trẻ hãy rèn luyện kỹ năng may mặc, giỏi xử lý chất liệu, học hỏi cách thiết kế hiện đại mới có cơ hội và vị trí trong làng thời trang Việt nam cũng như trên thế giới.
By Dzung Le