Sống như người Nhật
Living Không nhuốm màu tâm linh như lối sống người Ấn, người Nhật có lối sống thực tế, tỉ mỉ, tập trung vào thời khắc hiện tại. Mỗi dân tộc, mỗi nền văn hoá đều có cái hay riêng.
1. Làm những điều nhỏ bé bằng niềm đam mê vĩ đại
Người Nhật làm cái gì cũng đến tận cùng chứ không thích qua loa. Khi cắm hoa, họ nâng lên thành nghệ thuật cắm hoa ikebana. Khi uống trà, họ nâng lên thành văn hoá trà đạo. Người ta không đánh giá khối lượng công việc lớn hay nhỏ, mà họ quan trọng cách mình hoàn thành, tình yêu mình dành cho công việc đó.
Có một chuyện vui mà chắc là nhiều người tò mò rằng, đã không làm thì thôi, người Nhật mà làm thì chỉ có đỉnh, kể cả tình dục. Nước Nhật có một nền công nghiệp tình dục có thể gọi là hàng đầu thế giới. Các ngôi sao phim người lớn thu nhập cao như trong mơ mà nguồn thu chính đến từ thị trường Nhật nha. Người Nhật có thói quen “ăn bánh trả tiền” tức là luôn trả tiền khi sử dụng dịch vụ, sản phẩm chứ không thích dùng “free”.
Trung tâm Tokyo có khu đèn đỏ Kabukicho dành cho dân dị tính và khu phố gay ở 2-chome Shinjuku dành cho dân đồng tính. Dịch vụ ở đây rất rõ ràng. Ý mình "rõ ràng" là ở đa số họ không tiếp khách chưa có đặt chỗ trước. Để đặt chỗ, ta lên website chọn dịch vụ, chọn nhân viên. Mỗi nhân viên có hình và thời gian available trong cả tuần. Mình có nhu cầu gì đặc biệt thì có thể ghi chú, có cả lựa chọn “happy ending” hay không nữa. Mọi thứ rất rõ ràng, không úp mở, không treo đầu dê bán thịt chó. Ta đặt chỗ xong thì cứ ngày đó, giờ đó mà tới. Cái này mình được một người bạn chỉ, mình chưa thử. Các chị không biết “happy ending” là gì thì chịu khó google nha chứ đừng hỏi chồng hoặc bạn trai, dễ sứt mẻ tình cảm.
Khi bạn có đam mê và tình yêu, bạn chạm vào bất cứ ai, họ cũng trở nên vĩ đại.
2. Tu tâm dưỡng tính bằng cách lau dọn nhà cửa mỗi ngày
Đi tới Nhật, điều làm mình thấy lạ lùng nhất là ở đâu cũng sạch, đường phố, nhà cửa không có một hột bụi. Và sạch nhất trong nhà là toilet. Tìm hiểu thêm thì mới biết, trong thiền tông Nhật Bản, các nhà sư tu tập bằng cách quét dọn nhà cửa mỗi ngày. Cứ sáng sớm là đã thấy các sư bắt đầu quét dọn, lau chùi. Mà họ cầm giẻ lau sàn bằng tay chứ không dùng cây lau nhà 360 độ như mình đâu nha. Vì nếu ai có lau nhà rồi thì sẽ biết là lau nhà bằng tay sạch hơn khi dùng cây lau nhà, tuy tốn nhiều thời gian hơn, nhưng nó có cảm giác lau hơn. Bàn tay ta được chạm vào miếng vải, chạm vào sàn nhà, mắt ta thấy được rõ vết bẩn, ta có cơ hội chăm chút, nâng niu sàn nhà hơn. Tình yêu công việc nó nằm ở đó chứ không phải là để lau nhanh cho xong rồi làm việc khác.
Toilet tưởng là bẩn nhất nhưng lại là nơi sạch nhất trong một ngôi nhà Nhật. Có chỗ còn có thể ngủ được (trong các ngôi đền). Ở trong một ngôi nhà sạch sẻ, tâm trí ta cũng được quét dọn, không phải rối bời trong đống rác dơ bẩn, mà nhất là cảm giác tội lỗi với bản thân khi thấy dơ mà không dọn. Đó mới là thứ đáng sợ nhất.
Bởi người ta mới nói, “dọn nhà dọn cửa, gột rửa trái tim”.
3. Giảm thiểu nhu cầu để sống nhiều hơn
Nổi tiếng trong lĩnh vực này chính là cô gái Marie Kondo (có một quyển sách của cô được xuất bản ở Việt Nam mà rất nhiều người thích đọc có tên “Nghệ thuật bài trí của người Nhật”).
Đa số người Nhật hiện đại thích cuộc sống tối giản, ít vật dụng. Bỏ bớt đồ đạc giúp họ rũ bớt gánh nặng là phải bảo quản nó, chăm sóc nó, sắp xếp và nhớ đến sự tồn tại của nó. Khi ta bỏ được hết đi những gì không thật sự cần thiết, căn nhà và tâm hồn ta có thêm không gian để tận hưởng cuộc sống nhiều hơn. Cách thiết kế nhà cửa thông minh để tận dụng tối đa không gian sống. Bước vào một ngôi nhà ở Tokyo thường rất nhỏ (vì đất đắt đỏ) nhưng sẽ luôn đảm bảo tiện nghi.
Các thương hiệu Nhật luôn đi đầu trong thiết kế tối giản nhưng đảm bảo ưu tiên sự thoải mái khi sử dụng. Mình thì rất thích đồ của Uniqlo và Muji, lần nào đi Nhật cũng lao vào 2 cửa hàng này. Lý do mà Apple thành công hơn Samsung và cả Sony ở thị trường Nhật chính là do Apple chọn triết lý tối giản vào thiết kế sản phẩm cũng như các hệ điều hành, tối ưu sự thoải mái cho người dùng, đánh đúng tâm lý của người Nhật thích tối giản.
Và có một điều cần lưu ý, lối sống tối giản không phải là mục đích để ta hướng đến, mà mục đích chính là Sống thoải mái. Nếu bạn chọn tối giản là mục đích sống, đôi khi bạn sẽ rơi vào cái bẫy của sự hành xác, nó còn khổ sở hơn nhiều so với lúc sống trong một căn phòng đầy rác.
4. Tôn trọng tự do cá nhân của người khác
Có lần qua Tokyo, mình thấy các bạn nam Tây cosplay thành thuỷ thủ mặt trăng, mặc váy đội tóc giả đi rất vui ngoài đường. Rồi dạo nọ có 1 anh người Nhật nổi tiếng trên mạng XH, mặt đầy râu nhưng mặc váy thuỷ thủ chụp ảnh tung tăng rất thần thái. Xã hội Nhật tôn trọng tự do cá nhân của người khác, đôi khi đến mức cực đoan. Nếu mình không quen, cứ tưởng đây là một xã hội lạnh lùng, băng giá, thiếu tình người. Nhưng thực ra không phải, họ tôn trọng quyền riêng tư của bạn nên dù bạn có mặc gì ra đường cũng không ai dòm ngó, miễn đừng nude là được.
Tôn trọng tự do cá nhân còn thể hiện đối với nguời già hoặc phụ nữ. Khi đi tàu điện, nếu đó không phải là ghế ưu tiên cho người già thì bạn không cần phải nhường ghế cho họ vì người già ở Nhật có lòng tự trọng rất cao. Họ muốn được đối xử bình đẳng như những người khoẻ mạnh khác. Ngay cả phụ nữ cũng vậy. Nhường ghế chẳng khác nào mình coi thường sức khoẻ của họ. Mà thật sự người già ở Nhật tuy chậm hơn người trẻ nhưng sức khoẻ vẫn rất tốt nha. Mình ra đường toàn gặp ông bà già 80-90 tuổi dắt chó đi dạo thôi.
5. Tôn trọng thiên nhiên
Hầu hết các dorm mình ở, bồn vệ sinh phía trên có một vòi nước như lavabo rửa tay. Khi mình giật nước, vòi nước phía trên đó sẽ chảy vào lavabo. Mình đưa tay vào rửa xong, nước này sẽ chảy luôn vào bồn nước dự trữ cho lần giật nước tiếp theo. Người Nhật tiết kiệm đến một xíu nước rửa tay lúc đi vệ sinh và cách làm rất thông minh.
Tất cả nơi bỏ rác đều có ít nhất 3 thùng: thùng dành cho chai nhựa PET, thùng dành cho rác dễ phân hủy và thùng dành cho những loại khác như giấy, báo, tạp chí…Người Nhật phân loại rác ngay từ nguồn để tiết kiệm nhân công phân loại rác, giúp việc tái chế nhanh hơn. Có lần mình được một chị người Nhật dẫn đi tham quan. Trên đường đi, thấy một miếng giấy rơi trên đường, chị tới nhặt lên bỏ vô túi quần. Một lúc sau gặp thùng rác, chị mới lấy ra bỏ vào.
Với mình, Nhật không còn đơn giản là một quốc gia, mà đã trở thành một thương hiệu. Người Nhật, nhà Nhật, sản phẩm Nhật...cứ hễ nói tới Nhật là an tâm. Người ta sống sao mà xây dựng được uy tín nhiều đến vậy, thật đáng khâm phục.
Nguồn Tam Bui
________________________________________________
Art Design Center
vietnamcolor.vn - fashionnet.vn
Contact: 0903788646 - 0903975081
Email: Huongcolor.gstudio@gmail.com \
Office: Vietthi Company Limited (Vietnam Vision)
30, C18 Street, ward 12, Tan Binh District – Hochiminh City
Pro Creative Course I Khóa học Art, Design, Creativity, Writing, Storytelling: 6 buổi/tháng (cho mỗi môn học): Học viết, thiết kế, vẽ và tìm hiểu lịch sử nghệ thuật, phương pháp tư duy, xây dựng giá trị cốt lõi của sáng tạo. Những bài giảng tạo ra những gợn sóng xung động trong tâm trí và trái tim, giúp bạn tìm thấy những nguyên tắc dẫn lối tài năng của mình đến với cái đẹp và sự sáng tạo. Khoá học là một cuốn sách hướng dẫn hành trình trải nghiệm. Đây là lời mời hít thở bầu không khí nghệ thuật tại G Studio để bạn cảm nhận cái đẹp từ cuộc sống, thiên nhiên và tâm hồn.
HuongColor I người sáng lập G Studio là nhà thiết kế, họa sĩ và giám đốc sáng tạo, biên tập tạp chí thời trang. 1996 tốt nghiệp ngành Thiết kế tại Hanoi University of Industrial Fine Art (UIFA), sau đó Huongcolor trở thành giám đốc sáng tạo của tạp chí Đẹp. 2007 cô sáng lập công ty truyền thông, quảng cáo Vietnam Vision (Vietthi Company Limited). Năm 2010, cô được bổ nhiệm giám đốc nội dung của Elle Magazine. 2016 sáng lập Vietnam Designer Fashion Week (VDFW). 2021 thành lập G_studio tư vấn chiến lược và định hướng sáng tạo, hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, thiết kế, nghệ thuật.