288
14 Tháng 09 4:35 pm

Nguyễn Tư Nghiêm - Màu của nguồn suối tâm linh sâu thẳm

 Những gì làm nên một Nguyễn Tư Nghiêm như "một mệnh đề đứng riêng", theo cách nói của Thái Bá Vân, là các đề tài mang màu sắc văn hoá dân tộc, và cùng với đề tài là các hoạ tiết xuất xứ từ di sản nghệ thuật dân gian. Đề tài trong tranh Nguyễn Tư Nghiêm là những điệu múa cổ, là hình ảnh Thánh Gióng, là hình ảnh Thuý Kiều & Kim Trọng - những nhân vật trong tác phẩm nổi tiếng nhất của văn học cổ điển Việt Nam, là 12 con giáp trong vòng xoay hoa giáp biểu tượng cho chu trình thời gian theo lịch pháp Á Đông...

Nhân dịp ra mắt cuốn sách Nguyễn Tư Nghiêm, bộ sưu tập Trần Hậu Tuấn trưng bày 199 tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm gồm: 38 tranh phác thảo được vẽ pastel, mực và khắc gỗ, 150 tranh bột màu, 2 tranh sơn dầu, 8 tranh sơn mài và 1 sơn mài vẽ trên thớt gỗ. Từ ngày 23.9 tới ngày 1.10.2023 tại 357/2 Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 1 quận Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh. 

Di sản nghệ thuật mà Nguyễn Tư Nghiêm để lại trong lịch sử hội họa thực sự phong phú và khơi nguồn cảm hứng cho nhiều nghệ sĩ ở các lĩnh vực khác nhau, không chỉ riêng hội họa. Hơn thế, di sản ấy còn tạo những hiệu ứng lý thuyết về cảm thụ và tạo tác, truyền thống và cách tân, triết lý và trực quan... trong thế giới tạo hình. Ở bất kỳ góc độ nhìn nhận nào, chúng ta cũng có thể rút ra những bài học thực tiễn về hành trình sáng tạo của một nghệ sĩ chân chính, về cung cách khổ luyện kỹ năng và tinh thần lao động miệt mài cho tới hơi thở cuối cùng của ông. Có nhiều cách để tiếp thu di sản tinh thần Nguyễn Tư Nghiêm và cũng có nhiều cách để lan toả những vòng sóng đồng tâm từ khối ánh sáng ấy trong đời sống nghệ thuật hôm nay, nhưng như nhà phê bình Nguyễn Quân trong 'Lời dẫn' một vựng tập Nguyễn Tư Nghiêm: "Sự khen chê, ca ngợi hay bình phẩm tự nó nằm ngoài hội họa. Sự phân tích lý giải để lập mô hình về đối tượng nghiên cứu là tranh tượng cũng tự nó đã nằm ngoài hội họa. Tuy nhiên, vẫn có thế giới - thường được hình dung là một không gian dựng sự sống, song thực ra chỉ có sự sống mới tạo ra cái không gian đó. Hội họViệt Nam hiện đại đã sống một phần ở Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Gia Trí… và sống một phần khác ở Nguyễn Tư Nghiêm."

Hội làng - Bột màu 1966

Chủ đề, đường nét và và bố cục trong tranh Nguyễn Tư Nghiêm còn gợi lên không khí nghi lễ, gợi nhớ nghệ thuật thời tiền sử như những bức vẽ ở các hang động tại Lascaux (Pháp) hay Altamira (Tây Ban Nha). Dù ý nghĩa của những bức tranh ấy là gì, sinh hoạt săn bắn hàng ngày hay nghi lễ tín ngưỡng thì chúng cũng giúp người xưa phát triển khả năng tự thể hiện qua các họa tiết, mô tả những ý niệm về sự chuyển động, không gian, nhịp điệu... và là bước khởi đầu cho tôn giáo và nghệ thuật của nhân loại. 

Hổ - Bột màu 1998 

Khi thưởng thức các tác phẩm như "Mười hai con giáp"... chúng ta có nhất thiết phải kèm theo những "vũ trụ học phương Đông", "âm dương ngũ hành" hay "thiên can địa chi"...? Hãy để các tác phẩm của Nguyễn Tư Nghiêm, dù là "Con nghé quả thực" hay "Mười hai con giáp", ở dạng tinh khiết nhất của nghệ thuật tạo hình. Bởi bản thân nghệ thuật của các hoạ sĩ bậc thầy có vũ trụ học riêng của nó, có nguồn suối tâm linh sâu thẳm riêng của nó mà không phải vay mượn từ những diễn giải ngôn từ. Nếu không thế thì hội họa để làm gì khi phải 'phiên dịch' nó bằng một một ngôn ngữ không phải là ngôn ngữ hội họa ? 

"Màu của Nguyễn Tư Nghiêm là những màu không có tên gọi, chỉ có trong ca dao, văn chương cổ điển, trong những khúc nhạc từ xa xưa vọng về và nơi đình chùa đã được thời gian, gió mưa tắm tưới, nóng lạnh mài giũa: màu cánh sen, màu cổ vịt, màu hoa hiên, màu mỡ gà, màu bã trầu, màu nâu non, màu huyết dụ, màu cánh chả, màu vàng mơ, vàng chanh, tía và chàm"*. Một trong những điều làm nên sự khác biệt của Nguyễn Tư Nghiêm là chất liệu của các tác phẩm hội hoạ. Việc nhìn nhận không gian bột màu giấy dó như một sáng tạo đặc biệt chỉ có ở Nguyễn Tư Nghiêm rồi nâng nó lên thành một "hệ sinh thái". Nguyễn Tư Nghiêm đã khai thác chất liệu này trong nghệ thuật dân gian Việt, âm hưởng của các dòng tranh Đông Hồ, Hàng Trống, đưa vào không gian bột màu giấy dó, những hình thể khác, hoà sắc khác, cách biểu đạt khác, một ngôn ngữ tạo hình khác với ngôn ngữ của tranh dân gian Việt nam.”

Trích trong cuốn sách NGUYỄN TƯ NGHIÊM - tác giả Trần Hậu Tuấn

Nhà xuất bản Thông Tấn. tháng 6.2023

* Nguyễn Tư Nghiêm – Một mệnh đề đứng riêng, Nhà phê bình Thái Bá Vân

* Nguyễn Tư Nghiêm –  Chuyện rồng tiên", Nhà phê bình Nguyễn Quân 

* Nguyễn Tư Nghiêm – Tiếng thì thầm của cây đàn cổ, Nhà sưu tập Trần Hậu Tuấn

________________________________________________

G Studio 

Art Design Center 

vietnamcolor.vn - fashionnet.vn

Contact: 0903788646 - 0903975081

Email: Huongcolor.gstudio@gmail.com \

Office: Vietthi Company Limited (Vietnam Vision)

30, C18 Street, ward 12, Tan Binh District – Hochiminh City 

 

Pro Creative Course I Khóa học Art, Design, Creativity, Writing, Storytelling: 6 buổi/tháng (cho mỗi môn học): Học viết, thiết kế, vẽ và tìm hiểu lịch sử nghệ thuật, phương pháp tư duy, xây dựng giá trị cốt lõi của sáng tạo. Những bài giảng tạo ra những gợn sóng xung động trong tâm trí và trái tim, giúp bạn tìm thấy những nguyên tắc dẫn lối tài năng của mình đến với cái đẹp và sự sáng tạo. Khoá học là một cuốn sách hướng dẫn hành trình trải nghiệm. Đây là lời mời hít thở bầu không khí nghệ thuật tại G Studio để bạn cảm nhận cái đẹp từ cuộc sống, thiên nhiên và tâm hồn. 

HuongColor I người sáng lập G Studio là nhà thiết kế, họa sĩ và giám đốc sáng tạo, biên tập tạp chí thời trang. 1996 tốt nghiệp ngành Thiết kế tại Hanoi University of Industrial Fine Art (UIFA), sau đó Huongcolor trở thành giám đốc sáng tạo của tạp chí Đẹp. 2007 cô sáng lập công ty truyền thông, quảng cáo Vietnam Vision (Vietthi Company Limited). Năm 2010, cô được bổ nhiệm giám đốc nội dung của Elle Magazine. 2016 sáng lập Vietnam Designer Fashion Week (VDFW). 2021 thành lập G_studio tư vấn chiến lược và định hướng sáng tạo, hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, thiết kế, nghệ thuật.

 

 


VietnamColor I ra mắt triển lãm nghệ thuật & thiết kế “ĐI & VỀ, ĐI”

VietnamColor I ra mắt triển lãm nghệ thuật & thiết kế “ĐI & VỀ, ĐI”

Pro_Creative ĐI & VỀ, ĐI để vẽ nên màu của mình, chúng ta là Màu Việt Nam. Khi người nghệ sĩ chọn chất liệu, họ say mê bề mặt của giấy, toan, đất, vải, vóc, sơn hay bất kỳ kết cấu nào tạo ra cảm xúc để sáng tạo. Người thưởng ngoạn hít thở sâu, nhắm mắt, lắng nghe từ trực giác, mở mắt để thấu cảm màu sắc, hình, khối, vẻ quyến rũ từ chất liệu, tài năng của người nghệ sĩ, hòa nhịp làm nên câu chuyện sáng tạo. Khi bắt đầu chạm, sẽ hiểu rồi yêu, điều này vô cùng quý giá cho hành trình khám phá nghệ thuật ĐI & VỀ, ĐI của mỗi người.

AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

Storytelling Tính xác thực và độc đáo là tiền tệ của thế giới nghệ thuật. Một Van Gogh giả không có ý nghĩa gì, nhưng một Renoir thật có nghĩa là tất cả. Tuy nhiên, giống như mọi hoạt động theo đuổi sáng tạo, AI có khả năng phá vỡ thế giới nghệ thuật, cả quá khứ lẫn hiện tại. AI, được hỗ trợ bởi các bộ dữ liệu được tuyển chọn, đang tự định vị mình là một công cụ để hiểu rõ hơn về lịch sử nghệ thuật và là phương tiện mới cho các nghệ sĩ trong tương lai.

Subscription

Fashionnet

Follow us