288
03 Tháng 11 6:49 pm

Chúng ta nên xử lí quần áo cũ như thế nào?

 Đôi khi tặng lại quần áo cũ cho các tổ chức phi lợi nhuận không phải là giải pháp hiệu quả, còn thùng rác thì luôn là lựa chọn cuối cùng.

Mặc dù một số quần áo cũ của chúng ta có thể đem đi từ thiện, bán hoặc tặng cho người khác, nhưng đa số quần áo trên thế giới, trong đó bao gồm đồ lót và bộ quần áo thể thao đều không được giải quyết phù hợp.

Ngày nay, các ngành công nghiệp và những nhà hoạt động đang cố gắng cùng nhau hướng đến cái mà họ gọi là "nền thêu dệt tuần hoàn" (textile circularity), một trong những thứ quan trọng nhất để giải quyết bài toán thời trang bền vững. Nền thêu dệt tuần hoàn có nghĩa là gì? Quần áo cũ của chúng ta được xử lí như thế nào? Và tại sao bạn hoàn toàn không nên vứt chúng vào thùng rác?

 

Nền thêu dệt tuần hoàn là gì?

Một số chất liệu dệt, chẳng hạn như bông và vải lanh, được làm từ sợi tự nhiên và sẽ phân hủy trong vòng vài tháng tại bãi rác sau khi vứt đi. Nhưng các vật liệu tổng hợp như polyester, có thể mất hàng trăm năm để phân hủy. Nền thêu dệt tuần hoàn là một khái niệm được sử dụng để mô tả sự trả lại các vật liệu trong quần áo, khăn trải giường và khăn tắm, hay những sản phẩm khác cho một hệ thống nơi chúng sẽ được “tái sinh”, có thể trong chuỗi sản xuất dệt may hoặc trong các ngành công nghiệp khác cần đến các sản phẩm tái chế, bao gồm bột cellulose (từ bông).

Cũng theo khái niệm này, tất cả những người tạo ra những sản phẩm liên quan đến may mặc cũng có trách nhiệm gánh vác gánh nặng của việc dẫn lối nó, tránh xa các loại rác thải khác. Nền thêu dệt tuần hoàn đòi hỏi các công ty và chính phủ, ở tất cả các cấp, chia sẻ trách nhiệm với người tiêu dùng để đảm bảo rằng có một phương pháp an toàn, giá cả phải chăng và thuận tiện để hàng dệt may được đưa trở lại ngành công nghiệp khi chúng đã sờn rách hoặc bạn không còn muốn chúng nữa.

Vấn đề ở đây là gì?

Các hộ gia đình Úc đã vứt tổng cộng 169.000 tấn hàng dệt may trong năm 2016-17 theo số liệu gần đây nhất của Cục Thống kê. Điều này tương đương với khoảng bảy kg mỗi người, dựa trên dân số tại thời điểm đó. Với sự phát triển của "fast fashion" - giá rẻ, hợp thời trang và có tuổi thọ ngắn về sự hấp dẫn và chất lượng - có thể con số ngày nay thậm chí còn cao hơn.

Khi bạn thêm ngành công nghiệp thời trang vào phép tính trên, người Úc đã thải ra tổng cộng khoảng 487.000 tấn sản phẩm thêu dệt trong năm 2016-17. Chúng đã đi đâu? Khoảng 406.000 tấn đã rơi vào bãi rác. Đó là rất nhiều vải vùi trong lòng đất, rất nhiều trong số đó không thể phân hủy được.Phần lớn chất thải bị chôn lấp này có thể tránh được bằng những cách xử lý tốt hơn, bao gồm quyên góp hàng hóa có thể bán được (nghĩa là không có vết bẩn, vết rách hoặc lỗ thủng) cho các tổ chức từ thiện.

Tại sao thùng rác nên là lựa chọn cuối cùng?

Bởi vì, không giống như thủy tinh hoặc bìa cứng, nó không được xử lý triệt để bởi các nhà tái chế. Trên thực tế, nó còn là một mối nguy hiểm đối với họ - các loại vải dệt bị vướng vào các máy phân loại tại các cơ sở tái chế. Tại Sydney, khoảng 7% số rác thải lề đường được thu gom là chất thải dệt may. "Sự gia tăng này có thể được quy về sự phát triển mạnh mẽ của fast fashion", Lord Mayor Clover Moore cho biết. Hội đồng đang đặt mục tiêu đưa ra một kế hoạch kêu gọi và thu gom để tái chế dệt may vào năm 2020.

Quần áo được tái chế tại đâu?

Hầu hết hàng dệt được thu gom để tái chế được gửi ra nước ngoài để xử lý. Nhưng tỷ lệ hàng dệt trên toàn cầu được gửi đi tái chế vẫn còn rất nhỏ vì ngành này vẫn còn khá mới.

Tôi nên làm gì với đống quần áo cũ?

Nếu không có bất kì một thùng tái chế dệt may ngay nào trong khu phố của bạn thì đừng vội nản chí, vẫn còn những điều bạn có thể làm sau đây. Một số nhà bán lẻ, bao gồm H & M, Zara và UNIQLO cung cấp thùng tái chế dệt may trong các cửa hàng của họ, nơi mọi người có thể ký gửi bất kỳ hàng dệt may nào, không chỉ quần áo từ thương hiệu đó, được gửi đi tái chế ngoài khơi.

Xin-Yi Wong, giám đốc phát triển bền vững Đông Nam Á của H&M, cho biết nhà bán lẻ fast fashion này đã thu được khoảng 400.000 kg hàng dệt kể từ khi nó ra mắt tại Úc vào năm 2014. H&M gửi số chất thải dệt may đó cho công ty phân loại có trụ sở ở Đức i-Collection, sắp xếp theo chất lượng. Bà Wong cho biết 50 đến 60% được làm lại hoặc tái sử dụng, bao gồm cả việc bán trên thị trường đồ cũ, và 35 đến 45% còn lại được tái chế. "Chỉ có 3 đến 7% lượng đồ không đủ điều kiện để tái sử dụng và tái chế và chúng được dùng làm các chất xúc tác tạo năng lượng để chúng ta sử dụng", bà Wong nói.

Quyên góp quần áo cho các tổ chức phi lợi nhuận là một ý tưởng hay nhưng bạn cũng không nên đổ cả kho đồ của mình cho các tổ chức trên. Họ sẽ phải tự xử lí những món đồ bụi bậm, sờn rách và không còn khả năng bán lại bằng chi phí của họ. Giám đốc điều hành của Hiệp hội các tổ chức từ thiện quốc gia, Omer Soker, nói với tờ The Sydney Morning Herald hồi tháng 3 rằng các tổ chức từ thiện đã chi 13 triệu đô la mỗi năm để xử lí những món đồ quyên góp không thể sử dụng được. Ở một số tiểu bang, bạn cũng có thể tặng những tấm khăn và chăn mền cũ cho các bệnh viện và khu chăn nuôi động vật.

Những sản phẩm thời trang hiện tại có dùng chất liệu tái chế không?

Hiện tại, không nhiều. Quy trình tái chế sản phẩm thêu dệt có thể được thực hiện ở quy mô nhỏ nhưng để đạt được quy mô công nghiệp với công nghệ và chi phí hiện tại là điều không thể. Một lý do là khi bông được tái chế, ví dụ, các sợi bị rút ngắn đáng kể, có nghĩa là sợi yếu hơn và dễ bị hỏng hơn. Có rất nhiều lí do dẫn đến vấn đề này. Ví dụ như khi bông được tái chế, các sợi bông bị rút ngắn đáng kể, có nghĩa là chúng yếu hơn và dễ bị hỏng hơn

Nhưng giống như cách mọi người quen với việc mang túi đến siêu thị hoặc thậm chí mặc bikini làm từ lưới đánh cá tái chế, quần áo tái chế sớm hay muộn cũng sẽ trở thành xu hướng.
Trong báo cáo phát triển bền vững hàng năm, các nhà phân tích ngành thời trang Edited nhận thấy rằng số lượng sản phẩm "tái chế" đã tăng gần gấp ba (tăng 173%) trong 12 tháng qua. Các nhà sản xuất quần jean denim là một trong những người có tiến triển đáng nể nhất trong việc tái chế denim và sử dụng chúng theo phong cách mới, đồng thời cũng được công chúng đón nhận nồng nhiệt. MUD Denim có trụ sở tại Hà Lan đang sản xuất quần jean với 40% denim tái chế. Nhà thiết kế Rebecca Vallance đã bắt đầu sử dụng polyester tái chế trong khi bộ sưu tập Reloved của Bonds ra mắt các loại quần thể thao làm từ sự kết hợp giữa sợi bông tái chế và bông nguyên chất.

Các thương hiệu thời trang sẽ làm gì với hàng tồn kho?

Thông thường, họ chỉ đơn giản là thiêu hủy chúng. Chính phủ Pháp đang nghiên cứu luật pháp để cấm việc xử lí cực đoan đối với các sản phẩm tồn kho, tsau khi nhiều công ty tiết lộ rằng họ đã đốt hàng tấn đồ. Chuỗi fast fashion H&M của Thụy Điển năm ngoái tiết lộ họ đang đau đầu với đống quần áo trị giá 4 tỷ đô la Mỹ , trong khi thương hiệu xa xỉ Burberry đã bắt đầu cố gắng kiểm soát hàng tồn kho sau khi đốt hơn 150 triệu đô la trong bảy năm qua. Lý do các thương hiệu thời trang quyết định phá hủy hàng tồn kho dư thừa là để duy trì uy tín của họ, hạn chế trường hợp các sản phẩm của họ ngập tràn trên thị trường với mức giá phải chăng mỗi cuối mùa 

Tương lai của tái chế quần áo

Trong tương lai, quần áo có thể được tái chế để tạo ra các vật liệu cách nhiệt và đệm cho ngành công nghiệp xây dưng, hay các sản phẩm cách âm trong ngành công nghiệp ô tô. Các phương pháp tái chế dệt hiệu quả sẽ giúp việc tái chế được thuận tiện hơn, và trong tương lai, không chỉ các cửa hàng thời trang mà cả tại các địa điểm công cộng như cây xăng, bưu điện cũng sẽ trở thành những tụ điểm thu đồ dệt may.

Ai sẽ chi trả cho việc tái chế?

Giống như cách các chủ xe chấp nhận rằng thợ máy của họ tính phí cho họ để xử lý một cách có trách nhiệm đối với dầu hoặc lốp xe cũ, người tiêu dùng cũng phải thừa nhận rằng việc xử lý hàng dệt may một cách triệt để cần một lượng chi phí nhất định “Chúng tôi [thời trang] không phải là một ngành công nghiệp ‘sạch’ cho nên công chúng phải chấp nhận lượng chi phí khổng lồ để xử lí những món đồ họ mặc hằng ngày. Chỉ khi họ hiểu về cái giá kia thì họ mới bắt đầu tìm ra những giải pháp.”

Nguồn SMH- Bài PD

FASHIONNET là một ngôi nhà lạc quan, sống động nhưng tràn đầy cảm xúc, với sự ấm áp, thân tình. Fashionnet, nơi chiếu những bộ phim tuyệt vời, những buổi gặp gỡ yêu thương củanhững người yêu nghệ thuật, champagne, trà và lụa. FASHIONNET là thời trang, làm đẹp, nhiếp ảnh, hội họa là một nguồn vui sống tích cực và sinh động, vì phụ nữ hạnh phúc thì thế giới mới tốt đẹp. Fashionnet tại 7 Bis Nguyễn Thị Minh Khai, phưòng Bến Nghé, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh. Hotline: 093 406 8088

5 điều hiểu lầm về thời trang bền vững

5 điều hiểu lầm về thời trang bền vững

Green Lady Quần áo mua online trả lại thường sẽ bị đốt hoặc vứt vào bãi rác. Điều tương tự cũng sẽ xảy ra với phần lớn quần áo bạn quyên góp. Sau đây là 5 điều sai lệch về thời trang bền vững mà ai cũng nên biết.

Tại sao thời trang bền vững lại đắt đỏ?

Tại sao thời trang bền vững lại đắt đỏ?

Green Lady Nhu cầu mua sắm những bộ quần áo thân thiện với môi trường ngày càng tăng, nhưng hầu hết người tiêu dùng lại không muốn trả nhiều tiền hơn cho điều này. Vậy giải pháp cho vấn đề này là gì?


AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

Storytelling Tính xác thực và độc đáo là tiền tệ của thế giới nghệ thuật. Một Van Gogh giả không có ý nghĩa gì, nhưng một Renoir thật có nghĩa là tất cả. Tuy nhiên, giống như mọi hoạt động theo đuổi sáng tạo, AI có khả năng phá vỡ thế giới nghệ thuật, cả quá khứ lẫn hiện tại. AI, được hỗ trợ bởi các bộ dữ liệu được tuyển chọn, đang tự định vị mình là một công cụ để hiểu rõ hơn về lịch sử nghệ thuật và là phương tiện mới cho các nghệ sĩ trong tương lai.

Nguyễn Tư Nghiêm - Màu của nguồn suối tâm linh sâu thẳm

Nguyễn Tư Nghiêm - Màu của nguồn suối tâm linh sâu thẳm

Art_Painting Những gì làm nên một Nguyễn Tư Nghiêm như "một mệnh đề đứng riêng", theo cách nói của Thái Bá Vân, là các đề tài mang màu sắc văn hoá dân tộc, và cùng với đề tài là các hoạ tiết xuất xứ từ di sản nghệ thuật dân gian. Đề tài trong tranh Nguyễn Tư Nghiêm là những điệu múa cổ, là hình ảnh Thánh Gióng, là hình ảnh Thuý Kiều & Kim Trọng - những nhân vật trong tác phẩm nổi tiếng nhất của văn học cổ điển Việt Nam, là 12 con giáp trong vòng xoay hoa giáp biểu tượng cho chu trình thời gian theo lịch pháp Á Đông...

Subscription

Fashionnet

Follow us