288
24 Tháng 05 8:19 pm

Christian Dior: Triển lãm lớn nhất 70 năm lịch sử

 Triển lãm thế kỉ của nhà mốt Christian Dior là chặng đường 70 năm lịch sử lộng lẫy và huy hoàng, được thực hiện trong không gian đầy cảm xúc của bảo tàng Victory & Albert, London

Từ chiếc váy màu kem với phần tay voan mềm mại, ngọt ngào mà Công chúa Margaret đã mặc nhân dịp sinh nhật thứ 21 (1951), cho đến bộ váy nạm pha lê Swarovski của Charlize Theron từ chiến dịch J’Adore năm 2008 hay chiếc váy sequin Jennifer Lawrence đã diện trong lễ trao giải Oscar 2018 và hàng trăm bộ cánh lộng lẫy khác sẽ được trưng bày tại bảo tàng V&A (Victory & Albert), London. Triển lãm "Christian Dior: Designer of Dreams" là một cuộc hành trình tái hiện lại các thiết kế mang tính biểu tượng của Dior, sự hồi tưởng về con đường huy hoàng của nhà mốt khi mang thời trang nước Pháp ra thế giới.

“Câu chuyện về mối quan hệ của Monsieur Dior và văn hoá nước Anh rất hấp dẫn”, giám đốc sáng tạo mới của Dior – Maria Grazia Chiuri chia sẻ. “Ông ấy đến đây vì khao khát sự tự do, có lẽ ai đến đây cũng vậy. Anh là một vương quốc tự do và điều đó được thể hiện qua ngôn ngữ của thời trang. Tôi may mắn kế thừa di sản này để tiếp tục phát triển thương hiệu.” Với sự giám tuyển thời trang từ Oriole Cullen cùng nhà thiết kế Nathalie Crinière, "Designers of Dreams" là triển lãm thời trang đầu tiên được tổ chức trong không gian trưng bày của bảo tàng, nơi được nữ kiến trúc sư tài năng Amanda Levete thiết kế. Đây cũng là sự kiện triển lãm quy mô nhất của V&A, kể từ "Alexander McQueen: Savage Beauty" (2015).

Khách thăm quan được chào đón bởi khu vực Đại lộ Montaigne Dior, sau đó du ngoạn tới ngôi đền "l'Amour in Versailles" trong khu trình bày lịch sử thương hiệu và căn phòng sảnh khiêu vũ chính (nơi tôn vinh thế giới tưởng tượng vũ hội lộng lẫy, bóng tối, không gian nội thất xa hoa của những tư gia lớn ở Anh). Đây là nơi trưng bày những món phục trang dạ tiệc trang trọng tuyệt đẹp trong suốt một lịch sử 70 năm, phơi bày tài năng kỳ diệu của các xưởng chế tác thời trang cao cấp.

Căn phòng đầu tiên mang tên “The New Look” với trọng tâm là bộ y phục “Bar” lừng danh của Monsieur Dior, bên cạnh đó là “The Dior Line” (mười thiết kế đặc thù được thực hiện từ năm 1947 đến năm 1957, trong nhiệm kỳ lãnh đạo của ông tại thương hiệu) và “Dior in Britain” (thể hiện một mối tình lãng mạng của ngài Dior với nước Anh). Lần lượt ta đi qua chiếc đầm dạ hội đính cườm lộng lẫy được thiết kế cho BST Xuân Hè 1950, từng được mặc bởi Margot Fonteyn; bộ đồ suit "Nonette" được may riêng cho nàng thơ Jean Dawnay; chiếc váy lụa organza màu đỏ máu được tiểu thuyết gia Emma Tennant lựa chọn cho buổi ra mắt cuốn tiểu thuyết nổi tiếng; và tất nhiên là đầm sinh nhật lần thứ 21 của Công chúa Margeret. 

Những thiết kế Off-white nạm pha lê, ngọc trai được trưng bày ngay cạnh bức ảnh của Cecil Beaton nhằm cho thấy sự khác biệt của phiên bản thật và sự trình diễn nghệ thuật của Beaton. “Beaton muốn những gì mạnh mẽ, nổi bật, chính vì vậy ông sử dụng nghệ thuật của màu sắc để thoả mãn sức sáng tạo bản thân.” Thật thú vị khi kĩ thuật sử dụng rơm của Swiss được tận dụng để làm màu vàng ngọc cho chiếc váy, tuy vậy, nó có vẻ không phải chất liệu ta nên kết hợp cho các bộ cánh sang trọng.

Buổi triễn lãm còn tái hiện lại nguồn cảm hứng sáng tạo của thương hiệu Dior, thể hiện qua bàn tay các giám đốc nghệ thuật lừng danh đã kế nghiệm như: Yves Saint Laurent, Marc Bohan, Gianfranco Ferré, John Galliano, Raf Simons và Chiuri, họ được mệnh danh "Những người tiếp nối linh hồn Dior". Căn phòng “The Garden” làm choáng ngợp khách tham quan với những dãy hoa Wisteria, hoa linh lan và hoa Clematis trải dọc rực rỡ trên trần nhà, bộ sưu tập “Diorama” cũng thu hút mọi ánh nhìn bởi trang sức, phụ kiện cùng sự xuất hiện 123 trang bìa tạp chí từ 1947 đến nay. Ống nghiệm đựng máu giả của Dior (hãng thời trang từng hoạt động trong lĩnh vực trang điểm điện ảnh trong những năm 60-70s) và lọ nước hoa Bobby (một món quà đặc biệt cho những khách hàng thân thiết trong bình được thiết kế theo hình dáng chú chó cưng của Dior có tên Bobby) cũng là hai không gian nghệ thuật chúng ta không thể bỏ qua khi tham dự buổi triển lãm này

 

Tiếp đó là "The Ballroom"- Sảnh khiêu vũ chính, đó là không gian tôn vinh nét quyến rũ mang tinh thần Dior và thế giới lộng lẫy của vũ hội. Nổi bật nhất trong khu trưng bày phải kể đến các trang phục ánh hoàng kim mà Charlize Theron đã từng mặc cho quảng cáo nước hoa J’adore trong suốt 20 năm làm đại sứ thương hiệu. Đặc biệt hơn, ta còn được chiêm ngưỡng bộ váy mà Diana, công chúa xứ Wales mặc năm 1996 do Galiano thiết kế. Một số trang phục cần tới 6 người để dựng và trưng bày, điều này thể hiện được sức mạnh đáng kinh ngạc của những người mẫu đã từng khoác chúng lên người. “Thời trang không đơn thuần là những hình ảnh, nó là trải nghiệm, và triển lãm chính là trải nghiệp đẹp đẽ nhất. Tôi mong rằng tất cả phụ nữ khắp thế giới đều có thể thấy chính bản thân mình qua bộ sưu tập này. Tất cả chúng ta đều khác nhau, có những phong cách khác biệt nhưng Dior chính là điểm đến của tất cả phụ nữ khi nhắc tới thời trang” - Maria Grazia Chiuri. 

Dịch Chip Phan. Nguồn: Vogue France

FASHIONNET là một ngôi nhà lạc quan, sống động nhưng tràn đầy cảm xúc, với sự ấm áp, thân tình. Fashionnet, nơi chiếu những bộ phim tuyệt vời, những buổi gặp gỡ yêu thương củanhững người yêu nghệ thuật, champagne, trà và lụa. FASHIONNET là thời trang, làm đẹp, nhiếp ảnh, hội họa là một nguồn vui sống tích cực và sinh động, vì phụ nữ hạnh phúc thì thế giới mới tốt đẹp. Fashionnet tại 7 Bis Nguyễn Thị Minh Khai, phưòng Bến Nghé, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh. Hotline: 093 406 8088


VietnamColor I ra mắt triển lãm nghệ thuật & thiết kế “ĐI & VỀ, ĐI”

VietnamColor I ra mắt triển lãm nghệ thuật & thiết kế “ĐI & VỀ, ĐI”

Pro_Creative ĐI & VỀ, ĐI để vẽ nên màu của mình, chúng ta là Màu Việt Nam. Khi người nghệ sĩ chọn chất liệu, họ say mê bề mặt của giấy, toan, đất, vải, vóc, sơn hay bất kỳ kết cấu nào tạo ra cảm xúc để sáng tạo. Người thưởng ngoạn hít thở sâu, nhắm mắt, lắng nghe từ trực giác, mở mắt để thấu cảm màu sắc, hình, khối, vẻ quyến rũ từ chất liệu, tài năng của người nghệ sĩ, hòa nhịp làm nên câu chuyện sáng tạo. Khi bắt đầu chạm, sẽ hiểu rồi yêu, điều này vô cùng quý giá cho hành trình khám phá nghệ thuật ĐI & VỀ, ĐI của mỗi người.

AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

Storytelling Tính xác thực và độc đáo là tiền tệ của thế giới nghệ thuật. Một Van Gogh giả không có ý nghĩa gì, nhưng một Renoir thật có nghĩa là tất cả. Tuy nhiên, giống như mọi hoạt động theo đuổi sáng tạo, AI có khả năng phá vỡ thế giới nghệ thuật, cả quá khứ lẫn hiện tại. AI, được hỗ trợ bởi các bộ dữ liệu được tuyển chọn, đang tự định vị mình là một công cụ để hiểu rõ hơn về lịch sử nghệ thuật và là phương tiện mới cho các nghệ sĩ trong tương lai.

Subscription

Fashionnet

Follow us