288
03 Tháng 10 12:32 pm

Art that Changed the World I Romanesque và Gothic

 Vào cuối giai đoạn trung cổ, hai trường phái chính trong thế giới nghệ thuật là Romanesque (La Mã) và Gothic. Giai đoạn này đánh dấu sự ổn định và phát triển trở lại của xã hội sau thời kì tăm tối, và mở ra nhiều cơ hội sáng tạo hơn cho các nghệ sĩ khi đó.

Nghệ thuật không ngừng phát triển. Từ khi những người nghệ sĩ đầu tiên vẽ lên tường để trang trí hang động của mình thời tiền sử, các họa sĩ đã và luôn nghiên cứu để tìm ra những phương thức mới khắc họa thế giới xung quanh mình. Đôi khi lại có những cá thể thiên tài - như Giotto, Leonardo, Picasso - mở ra một chương mới trong biên niên sử nghệ thuật, hay một nhóm họa sĩ chung tư tưởng cùng nhau mở đầu một trường phái, một phong trào nghệ thuật.

Art that Changed the World là tổng hợp sự phát triển của những phong trào nghệ thuật nổi bật nhất. Chúng đều bắt đầu với một ‘điểm ngoặt’ - một bức tranh định hình hay đánh dấu những đặc điểm chung của phong trào - và được ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác nhau: một loại chất liệu vẽ mới, những sự kiện lịch sử, hay một cá thể thách thức những suy nghĩ thông thường. Cách mạng Pháp đã truyền cảm hứng cho các họa sĩ trường phái Lãng mạn và Tân cổ điển; sự ra đời của in ấn mở đầu cho loạt tác phẩm thời Phục Hưng; và sự phát triển của ngành đường sắt cũng gián tiếp thay đổi hướng đi của trường phái Ấn tượng.

Tốc độ thay đổi của nghệ thuật cũng khác biệt theo thời gian. Các tác phẩm nghệ thuật Ai Cập cổ đại gần như tương tự nhau xuyên suốt hàng thế kỉ, trong khi vào những năm trước khi xảy ra Thế chiến thứ nhất, vô vàn tác phẩm nghệ thuật độc đáo ra đời. Tập sách tranh này sẽ đưa người xem qua một hành trình phát triển của nghệ thuật từ những bức tranh vẽ hang động đầu tiên cho đến tận ngày hôm nay.

CHƯƠNG 1: CỔ ĐẠI VÀ TRUNG CỔ

PHẦN 1F: ROMANESQUE VÀ GOTHIC

Bayeux Tapestry, 1070 - 80.

Nghệ thuật thời Trung cổ bị thống trị bởi 2 trường phái chính: Romanesque (La Mã) và Gothic. Cả hai cái tên này đều bắt nguồn từ thời cổ đại - người La Mã và người Goth - và chúng ảnh hưởng rõ rệt nhất lên các kiến trúc. Kiến trúc phong cách Romanesque có kích thước khổng lồ và vẻ ngoài mạnh mẽ, ta cũng có thể thấy điều tương tự ở những bức tranh tường trong các công trình này. Hình dáng thiết kế rất chắc chắn và được bo tròn, đôi khi là tối giản, nhưng không cách điệu bằng những manuscript đến từ người Celt. Phong cách Romanesque được người Normans truyền bá đi đó đây trong những chiến dịch quân sự thành công của mình. Trong đó bao gồm cuộc viễn chinh Anh Quốc, vùng Nam Ý và Sicily, và vùng thập tự chinh tại Trung Đông. Tác phẩm Norman nổi tiếng nhất, bức Bayeux Tapestry, thể hiện chi tiết phiên bản Romanesque tinh tế của họ. Phong cách Gothic phát triển từ Romanesque, đề cao sự nhẹ nhàng và tinh tế hơn. Các nhân vật cao, ốm và có một dáng đứng lả lơi đặc trưng.

BỐI CẢNH

Sau những đợt di dân hàng loạt và những cuộc đảo chính trong thời kì Tăm Tối, xã hội bắt đầu trở nên tương đối ổn định và phát triển mạnh mẽ tại châu Âu. Nhiều thành phố được xây dựng lên, các trường đại học được mở cửa, và hệ thống phong kiến cũng dần định hình. Về mặt nghệ thuật, những nhà thờ vẫn là các ‘khách hàng’ trung thành, mặc dù nó cũng phải trải qua rất nhiều sự thay đổi. Các tu viện được cải cách rất nhiều về mặt hệ thống vận hành, bài trừ tình trạng suy đồi đạo đức và từ đó gia cố quyền lực của mình. Một số dòng tu Công giáo mới được thành lập - Cluniac, Cistercian, và Carthusian,- và nhiều nhà thờ mới cũng xuất hiện trong thời kì này.

The Kiss of Judas, đầu thế kỉ thứ XII, tranh tường tại Nhà thờ St.Martin, Nohant-Vic, Pháp.

Những sự thay đổi này cũng dẫn đến sự gia tăng về nhu cầu vẽ tranh - cả tranh tường và tranh vẽ minh họa văn bản - nhưng vai trò của những nghệ sĩ vẫn chưa được coi trọng, đại đa số không được ai biết tới. Một phần vì các nhà thờ nghĩ rằng các tu sĩ sẽ bị mất tập trung. Bernard của Clairvaux, một người lãnh đạo của Cistercian, từng công khai chỉ trích những nhà trang trí Romanesque, cho rằng các tác phẩm của họ sẽ khiến các tu sĩ ‘quá tập trung vào hình mà không để tâm đến nội dung trong sách.

The Angel Battles the Beast, hình minh họa trong văn bản Apocalypse của tu sĩ người Tây Ban Nha Beatus of Liebana, thế kỉ thứ X.

Những tác phẩm còn tồn tại đến hôm nay chủ yếu là văn bản manuscript và tranh tường. Tranh tường giai đoạn này cũng được đề cao tính sáng tạo hơn và có màu sắc rực rỡ. Đến giai đoạn nửa sau của thời kì Trung cổ, ngoài nhà thờ thì nhu cầu mua tranh của giới hoàng gia và quý tộc cũng tăng cao - những hình ảnh lãng mạn hay mang tính giải trí xuất hiện nhiều hơn.

King Rothari, hình minh họa trong Madrid Codex, vẽ vào thế kỉ XI. Đến thế kỉ XI, các văn bản manuscript không còn giới hạn trong chủ đề tôn giáo. Ví dụ như bức hình minh họa này sử dụng cho luật pháp mà Rothari, vua của người Lombard (636-652) ban hành.

Vào cuối thế kỉ XII, các kiến trúc dần chuyển dịch sang phong cách Gothic. Thay vì đồ sộ như trước đây, các nhà thờ được thiết kế thông thoáng, nhẹ nhàng và tiêu chí quan trọng nhất là phải cao, từ đó xuất hiện những tòa tháp và chóp nhọn cao chót vót như muốn chạm đến thiên đường.

Nhà thờ Đức bà tại Paris, bắt đầu xây dựng vào năm 1163, là một trong những nhà thờ Gothic đầu tiên trên thế giới. Phong cách kiến trúc này tập trung vào độ cao, trang trí chủ yếu bởi những cửa sổ dài mỏng và những chóp nhọn. Cửa sổ hoa hồng cũng là một đặc trưng của phong cách này.

Sự ưu chuộng kính màu dẫn đến ít không gian dành cho tranh tường hơn, nhưng nhu cầu vẽ tranh trang trí văn bản vẫn rất cao. Sách ’Các giờ kinh phụng vụ’ - một loại sách dành cho những người theo đạo có ghi thời gian cầu nguyện quy định hằng ngày - cũng được những nhà quý tộc đặt mua và thiết kế nhiều trong giai đoạn này.

The Jaws of Hell Fastened by an Angel (Thiên thần đóng lại quai hàm địa ngục), hình minh họa trong Winchester Psalter, vẽ vào đầu thế kỉ XII. Các nghệ sĩ Trung cổ thường khắc họa địa ngục là miệng của một con quái vật khổng lồ. Hình này được lấy cảm hứng từ con quái vật Leviathan trong Kinh thánh.

KHỞI ĐẦU

Christ in Majesty, vẽ năm 1123. Bức tranh tường ấn tượng này nằm trong nhà thờ San Clemente ở Tahull, Tây Ban Nha. Với những đường viền mạnh mẽ, màu sắc ấn tượng và phong cách cách điệu, đây là một trong những ví dụ kinh điển nhất của trường phái Romanesque tại Catalunya.

Truyền thống Romanesque được xây dựng từ nhiều nguồn khác nhau. Nhiều bức tranh tường thuộc phong cách này mang ảnh hưởng rõ rệt của triều đại Byzantine. Những ví dụ rõ rệt nhất tập trung ở Ý, nơi có sự giao thoa mạnh mẽ nhất với khu vực phương Đông về mặt chính trị và giao thương, trong đó có bức tranh tường ‘St.Paul and the Viper’. Ảnh hưởng của Byzantine trải dài đến tận vương quốc Anh.

St. Paul and the Viper, tranh tường tại Nhà nguyện St. Anselm, thuộc nhà thờ Canterbury, UK, vẽ năm 1180. Có thể nhận thấy sự ảnh hưởng của văn hóa Byzantine trong tác phẩm này.

Tại khu vực Bắc Âu, những ảnh hưởng chính đến từ hai vương triều Carolus và Ottonen. Cả hai đều có nguồn tài chính dư dả dẫn đến những mạng lưới tu viện giàu có và những workshop năng suất cao. Còn ở Anh thì nghệ thuật vẽ minh họa văn bản Winchester phát triển vô cùng mạnh mẽ. Cần phải làm rõ rằng phong cách vẽ minh họa Winchester còn được sản xuất ở những vùng khác như Canterbury hay Bury St.Edmonds chứ không chỉ giới hạn tại Winchester.

Một trang trong quyển Kinh thánh Winchester, 1150 - 80. Đây là quyển KInh thánh lớn nhất của nước Anh sản xuất vào thế kỉ thứ XII còn tồn tại đến giờ. Điểm nhấn của tác phẩm này nằm ở những kí tự được trang trí phức tạp và tinh tế xuất hiện ở đầu và cuối mỗi chương.

ẢNH HƯỞNG NGHỆ THUẬT

Vào giai đoạn Sơ kì Trung cổ, phong cách trang trí trừu tượng hay cách điệu phổ biến vào thời kì tăm tối dần dần được ‘đảo ngược’ lại. Người Carolus và Otto được thống trị bởi Hoàng đế Đế quốc La Mã Thần Thánh, người lúc ấy đang chủ trương mang những di sản ngày xưa của La Mã quay lại. Tại Anh, những vị vua người Anglo-Saxon cũng theo xu hướng này nhằm tạo ra bản sắc riêng cho đất nước.

St.Mark, hình minh họa trong Ebbo Gospel, 820 - 830. Những hình minh họa trong văn bản này giảm đi tính cách điệu và bộc lộ biểu cảm nhiều hơn.

Nghệ thuật Carolus là một nguồn cảm hứng lớn cho trường phái Romanesque. Vào thời kì của Charlemagne (768 - 814) và những người kế vị ông ta , những nghệ sĩ lấy ý tưởng từ giai đoạn Hậu Kỳ cổ đại, Cổ Điển và Byzantine

Đá quý Alfred, 871-899, được làm bằng vàng và trang trí bằng kĩ thuật cloisonné.

Nghệ thuật Anglo-Saxon, như là đá quý Alfred, là bằng chứng cho thấy rằng thành tựu của Winchester School là một trong những nỗ lực hồi sinh lại nghệ thuật từ thời xa xưa. Nhân vật trong hình có thể là chúa Christ hoặc là Alfred Đại đế.

Những kí tự cách điệu trong văn bản Wernigerode Gospel mang ảnh hưởng mạnh mẽ của phong cách Winchester.

Người Otto đã dựng nên cây cầu kết nối truyền thống người Calorus đến phong cách Romanesque. Những văn bản truyền thống của họ - ra đời tại những trung tâm như Trier, Cologne, và Reichenau - có sức ảnh hưởng mạnh mẽ.

Một kí tự cách điệu trong Kinh thánh, 1255, minh họa một nhà soạn thảo đang cầm những tấm vellum đã được xử lý, đằng sau là một tấm da đang được kéo căng ra trên khung.

Vellum là loại vật liệu tiêu chuẩn cho những văn bản viết tay Theo truyền thống nó chỉ được làm từ da bê, mặc dù cũng có thể sử dụng da của các loài động vật khác. Phần da được phơi khô, cạo sạch, và kéo căng ra trước khi sử dụng.

ĐIỂM NGOẶT

 CHÚA JESUS TRÊN LỐI VÀO JERUSALEM

Hình minh họa trong văn bản Benedictional of St.Aethelwold, xuất bản năm 980.

Đây là một trong những bản văn bản nổi tiếng nhất sản xuất bởi Winchester School. Với 28 trang đầy hình ảnh minh họa, nó là đỉnh cao nghệ thuật Anglo - Saxon vào giai đoạn hoàng kim của nó. Một trong những khía cạnh đáng kinh ngạc là phần trang trí viền bìa quyển sách - những lưới sắt tinh tế che bởi những tán lá acanthus, những nút thắt hình hoa hồng khổ lớn hay vòng tròn cách điệu. Những nhân vật từ Kinh thánh còn tương tác với phần viền bìa, leo lên nó hay xuất hiện từ sau nó, tạo nên một chiều sâu ấn tượng cho tác phẩm này.

KIỆT TÁC

THE WILTON DIPTYCH

Vẽ năm 1395 - 1399.

Một ví dụ đặc trưng của phong cách International Gothic, bức Wilton Diptych là một bộ thờ phụng cầm tay bao gồm bức chân dung của Richard II (1337 - 99), là vị vua trẻ đang quỳ ở góc phía bên tay trái. Đồng hành với anh ta là nhà tiên tri John the Baptist và hai vị vua thánh của nước Anh, Edmund và Edward Sám Hối.

Tác phẩm được tạo hình theo dạng tranh xếp - ta có thể đóng bức tranh lại, bảo vệ bề mặt của tranh trong quá trình vận chuyển. Điều này còn cho phép nghệ sĩ tạo nên hình ảnh hoàn hảo nhất của những lãnh chúa. Không quá lạ khi hình ảnh người mua tranh được đặt kế bên các nhân vật thần học, nhưng sự hiện diện của họ tương đối mờ nhạt. Ví dụ như trong quyển Evesham Psalter, tu viện trưởng của Evesham được đặt dưới chân thánh giá Crucifixion, thiền định trước sự hi sinh của chúa Christ. Tuy nhiên chân dung của ông nhỏ đến mức bạn có thể dễ dàng lướt qua nó mà không hề hay biết. Đối với bức Wilton Diptych, dường như đức vua đã được cho phép gặp gỡ riêng với Đức mẹ Đồng trinh. Chúa Hài đồng vươn tay đến phía ông, còn những thiên thần xung quanh Đức mẹ đang đeo huy hiệu con hươu đực, cũng là biểu tượng của vua Richard. Những bông hoa dưới chân Mary thể hiện rằng cô đang đứng trên khu vườn địa đàng.

Không ai biết về nguồn gốc của bức tranh, chỉ có thể chắc chắn rằng vua Richard đã đặt mua nó với mục đích cá nhân. Tác phẩm được đặt tên theo nhà Wilton, nhà của Bá tước xứ Pembroke, người đã sở hữu bức tranh trong vòng 200 năm.

Bài viết dịch từ cuốn sách Art that Changed the World - Bài dịch PD. Vui lòng ghi rõ nguồn từ Fashionnet.vn khi muốn sao chép. 

________________________________________________

G Studio 

Art Design Center 

vietnamcolor.vn - fashionnet.vn

Contact: 0903788646 - 0903975081

Email: Huongcolor.gstudio@gmail.com \

Office: Vietthi Company Limited (Vietnam Vision)

30, C18 Street, ward 12, Tan Binh District – Hochiminh City 

 

Pro Creative Course I Khóa học Art, Design, Creativity, Writing, Storytelling: 6 buổi/tháng (cho mỗi môn học): Học viết, thiết kế, vẽ và tìm hiểu lịch sử nghệ thuật, phương pháp tư duy, xây dựng giá trị cốt lõi của sáng tạo. Những bài giảng tạo ra những gợn sóng xung động trong tâm trí và trái tim, giúp bạn tìm thấy những nguyên tắc dẫn lối tài năng của mình đến với cái đẹp và sự sáng tạo. Khoá học là một cuốn sách hướng dẫn hành trình trải nghiệm. Đây là lời mời hít thở bầu không khí nghệ thuật tại G Studio để bạn cảm nhận cái đẹp từ cuộc sống, thiên nhiên và tâm hồn. 

HuongColor I người sáng lập G Studio là nhà thiết kế, họa sĩ và giám đốc sáng tạo, biên tập tạp chí thời trang. 1996 tốt nghiệp ngành Thiết kế tại Hanoi University of Industrial Fine Art (UIFA), sau đó Huongcolor trở thành giám đốc sáng tạo của tạp chí Đẹp. 2007 cô sáng lập công ty truyền thông, quảng cáo Vietnam Vision (Vietthi Company Limited). Năm 2010, cô được bổ nhiệm giám đốc nội dung của Elle Magazine. 2016 sáng lập Vietnam Designer Fashion Week (VDFW). 2021 thành lập G_studio tư vấn chiến lược và định hướng sáng tạo, hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, thiết kế, nghệ thuật.

Kaiku: Sắc màu từ thiên nhiên

Kaiku: Sắc màu từ thiên nhiên

Art_Painting Sinh viên tốt nghiệp tại trường Imperial College London, Nicole Stjernsward đã phát minh ra Kaiku, một hệ thống giúp chuyển hoá thực vật thành các loại bột màu từ quá trình ứng dụng công nghệ bay hơi.


VietnamColor I ra mắt triển lãm nghệ thuật & thiết kế “ĐI & VỀ, ĐI”

VietnamColor I ra mắt triển lãm nghệ thuật & thiết kế “ĐI & VỀ, ĐI”

Pro_Creative ĐI & VỀ, ĐI để vẽ nên màu của mình, chúng ta là Màu Việt Nam. Khi người nghệ sĩ chọn chất liệu, họ say mê bề mặt của giấy, toan, đất, vải, vóc, sơn hay bất kỳ kết cấu nào tạo ra cảm xúc để sáng tạo. Người thưởng ngoạn hít thở sâu, nhắm mắt, lắng nghe từ trực giác, mở mắt để thấu cảm màu sắc, hình, khối, vẻ quyến rũ từ chất liệu, tài năng của người nghệ sĩ, hòa nhịp làm nên câu chuyện sáng tạo. Khi bắt đầu chạm, sẽ hiểu rồi yêu, điều này vô cùng quý giá cho hành trình khám phá nghệ thuật ĐI & VỀ, ĐI của mỗi người.

AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

Storytelling Tính xác thực và độc đáo là tiền tệ của thế giới nghệ thuật. Một Van Gogh giả không có ý nghĩa gì, nhưng một Renoir thật có nghĩa là tất cả. Tuy nhiên, giống như mọi hoạt động theo đuổi sáng tạo, AI có khả năng phá vỡ thế giới nghệ thuật, cả quá khứ lẫn hiện tại. AI, được hỗ trợ bởi các bộ dữ liệu được tuyển chọn, đang tự định vị mình là một công cụ để hiểu rõ hơn về lịch sử nghệ thuật và là phương tiện mới cho các nghệ sĩ trong tương lai.

Subscription

Fashionnet

Follow us