288
17 Tháng 09 9:16 am

9 bộ phim Cult Classic bạn không thể bỏ qua

 9 bộ phim dưới đây được biết đến là những bộ ‘Cult Classic’ nổi tiếng nhất hiện nay nhưng lại thất bại thảm hại tại phòng vé khi chúng ra mắt. Phải mất hàng năm sau chúng mới đạt được vị trị và những giải thưởng xứng đáng, cũng như là chiếm trọn trái tim của giới mộ điệu.

Phim Cult là gì?

Một bộ phim được gắn mác Cult thông thường không theo tiêu chuẩn chính thống và dám thể hiện những gì mà một bộ phim đại chúng không dám thể hiện. Bạo lực, tình dục, máu me, nhiều biểu tượng, hình ảnh gợi dục, chết chóc… là những yếu tố thường thấy trong một phim Cult. Những bộ phim Cult thường sẽ ít được mọi người biết đến ở thời điểm ra mắt, không quảng bá rầm rộ, không kinh phí khổng lồ, không tuân theo những khuôn vàng thước ngọc hay những chủ nghĩa chính thống trong các tác phẩm đại chúng. Phim Cult thường sở hữu những cách thể hiện và tư tưởng mới lạ so với thời đại.

Thông thường phim cult khi ra mắt sẽ có khá ít suất chiếu và chỉ chiếu ở những cụm rạp chọn lọc. Tuy nhiên qua hiệu ứng truyền miệng, nhiều phim sẽ dần trở nên cực kì nổi tiếng và được chiếu lại trên các kênh sóng truyền hình, xuất hiện trong cửa hàng băng địa và thậm chí là đoạt những giải thưởng lớn. Các phim Cult thành công như vậy được gọi chung là ‘Cult Classic.’

‘The Wizard of Oz’ (1939)

Chi phí 2,7 triệu đô la cho The Wizard of Oz là một con số không tưởng vào năm 1973, trung bình tập đoàn truyền thông mạnh mẽ nhất bấy giờ tại Mĩ, Metro-Goldwyn-Mayer chỉ bỏ ra tối đa 1,5 triệu USD cho chi phí sản xuất một bộ phim.
Tuy nhiên bộ phim lại không thành công tại phòng vé khi công chiếu năm 1939, thêm vào đó là những nhận xét tiêu cực từ phía các nhà phê bình, như Russel Maloney của tờ The New Yorker từng viết: “Bộ phim màu The Wizard of Oz thật nực cười, nó không có gu thẩm mỹ, không có sự đột phá và cũng không hề có yếu tố sáng tạo.” Tuy lỗ 1,1 triệu USD và nhận hàng loạt lời chê bai, The Wizard of Oz vẫn thắng 4 giải thưởng Viện hàn lâm, trong đó có giải Best Picture, và 2 giải Oscar.

‘Citizen Kane’ (1941)


Được công nhận như là một trong những phim hay nhất mọi thời đại nhờ chủ đề cấp tiến, phong cách đột phá và kết cấu thông minh, tính đến nay Citizen Kane vẫn nằm trong danh sách ‘100 Phim hay nhất’ của IMDB. Tuy được vô vàn lời khen ngợi ngay từ khi vừa ra mắt năm 1941 nhưng doanh thu của phim vẫn rất thấp, chỉ đạt 1,5 triệu USD và nhà sản xuất RKO Pictures thua lỗ tầm 160,000 USD.
Không thể phủ nhận rằng chủ đề của phim có tính gây tranh cãi, nhưng chính William Randolph Hearst- người được mệnh danh là ông trùm báo chí thời đó,- là nguyên nhân chính khiến doanh thu phim tuột dốc không phanh. Câu chuyện về nhân vật Charles Foster Kane lấy cảm hứng trực tiếp từ Hearst, và ông đã cấm tất cả báo chí không được nhắc đến tên bộ phim trên truyền thông.
 

‘Harold and Maude’ (1971)


Trong bộ phim hài tăm tối về tuổi trưởng thành này, Harold, một cậu bé 19 tuổi yêu say đắm một người phụ nữ 79 tuổi tên Maude. Harold là một chàng trai lập dị người tạo ra nghệ thuật bằng cách tự làm giả vụ tự sát của mình, còn Maude đã quyết định rằng cô sẽ tự kết liễu mạng sống vào sinh nhật thứ 80. Năm 1971, chuyện tình khác thường này là một thảm họa phòng vé, thậm chí Vincent Canby của tờ The New York Times còn nói thẳng bộ phim ‘kinh tởm đến rùng mình’.
Ban đầu kịch bản bộ phim là luận văn tốt nghiệp thạc sĩ trường Đại học California tại Los Angeles của Colin Higgins. Phải đến 12 năm sau ông mới thật sự gặt hái thành quả .Một cách tình cờ, nhiều rạp phim tại Mĩ vẫn còn giữ bộ phim và họ chiếu lại nó cho các sinh viên cao đẳng am hiểu về phim ảnh, từ đó giúp ‘Harold and Maude’ trở thành một bộ Cult Classic không thể bỏ qua. 

‘Heathers’ (1989)


Cũng như những bộ phim khác trong danh sách này, bộ phim hài kịch châm biếm Heathers đã thất bại nặng nề tại phòng vé khi ra mắt năm 1989 do sự ‘xấu tính’ của nhân vật chính trong phim quá xa lạ với công chúng thời đó. Nhưng một thời gian sau, nhờ vào những thành công của nữ diễn viên Winona Ryder - Edward Scissorhands (1990), Little Women (1994), Girl,Interupted (1999).. - và thị hiếu của khán giả dần chấp nhận thực tế ở các trường trung học, Heathers từ đó lọt vào danh sách những bộ phim tuổi teen chắc chắn phải xem, cùng với Clueless (1995), Mean Girls (2004), và Jawbreaker (1999).

‘Hocus Pocus’ (1993)


Ngày 16 tháng 7 năm 1993, Hocus Pocus ra mắt tại các rạp chiếu ở Mĩ. Không chỉ phải cạnh tranh với 2 đối thủ nặng kí khác là Free Willy và Jurassic Park, câu chuyện về 3 cô nàng phù thủy còn vấp phải những chỉ trích nặng nề từ giới chuyên gia, ví dụ như nhà phê bình Janet Maslin của tờ The New York Times từng nói bộ phim là ‘một mớ hỗn loạn báng bổ.’ Chỉ trong những tuần đầu tiên, Hocus Pocus đã khiến Disney thua lỗ đến 16.5 triệu USD.
Nhưng kì diệu thay, Hocus Pocus quay trở lại mạnh mẽ trên sóng truyền hình, cũng như tại các cửa hàng băng địa DVD và VHS. Ngày nay, bộ phim về 3 nàng phù thủy Bette Midler, Sarah Jessica Parker và Kathy Najimy vẫn là một trong những bộ phim Halloween đáng xem nhất mọi thời đại, thậm chí có tin đồn rằng phần tiếp theo sắp được trình chiếu độc quyền trên Disney+.

‘The Shawshank Redemption’ (1994)


Thật khó tin khi một tác phẩm đình đám và được toàn thế giới yêu thích như ‘The Shawshank Redemption’ - bộ phim tâm lí hiện nay vẫn giữ vị trí hàng đầu trong danh sách “Top 250” của IMDB (vượt qua cả ‘The Godfather’ và ‘Schidler’s List’)- là một thất bại thảm hại tại phòng vé khi ra mắt năm 1994. Bỏ ra số vốn đầu tư lên đến 25 triệu USD nhưng doanh thu nhận lại của Shawshank chỉ ngót ngét 16 triệu USD. Tại sao lại như vậy?
Bộ phim với cái tên khó đọc này đã không gặp may khi ra mắt cùng năm với hai bộ phim kinh điển khác là Pulp Fiction và Forrest Gump. Vì vậy, mặc dù được nhận 7 đề cử Giải thưởng viện Hàn Lâm nhưng nó vẫn không thoát được cái bóng quá lớn của đối thủ của mình. Sau này, Shawshank quay lại mạnh mẽ trên nền tảng truyền hình cáp, video gia đình và DVD, từ đó thu hút sự chú ý của công chúng và đạt được vị trí như ngày hôm nay.

‘Fight Club’ (1999)


Dù bạn thích hay không, thì tác phẩm chuyển thể từ tiểu thuyết của Chuck Palahniuk đạo diễn bởi David Fincher là một trong những bộ phim đáng xem nhất hiện nay. Tờ The New York Time từng gọi Fight Club là “một trong những phim cult ấn tượng nhất mọi thời đại.” Nhưng người xem vào năm 1999 đã không nghĩ như vậy. Nhiều cuộc tranh cãi nảy lửa giữa các khán giả và những nhà phê bình với nhau đã nổ ra, nhiều người cho rằng góc nhìn của Palahniuk quá tăm tối, bạo lực và ủng hộ thuyết hư vô, điều này ảnh hưởng nặng nề đến doanh thu của phim tại rạp chiếu. Chỉ đến khi được bán dưới dạng DVD, Fight Club mới được biết đến như một bộ phim cult classic không thể bỏ qua của những năm 90.

‘Donnie Darko’ (2001)


Dàn diễn viên hạng A (bao gồm anh chị em nhà Gyllenhaal, Drew Barrymore và Patrick Swayze) cũng không thể cứu vớt doanh thu phòng vé của bộ phim lấy chủ đề du hành không gian này. Ra mắt không lâu sau vụ khủng bố 11/9, một bộ phim tăm tối như Donnie Darko chắc chắn không thể thành công được. Và cũng như những bộ cult classic kể trên, hiệu ứng truyền miệng là nền tảng DVD đã đưa phim quay lại với công chúng.
Bộ phim còn góp phần đưa chị em nhà Gyllenhaal đến với công chúng và là bệ phóng cho bản phối Mad World của Gary Jules lên đầu bảng xếp hạng. Tuy đạo diễn Richard Kelly không gặp nhiều may mắn trong các tác phẩm sau đó, nhưng không thể phủ nhận Donnie Darko là một tác phẩm để đời của ông.

‘Mulholland Drive’ (2001)


Mullholland Drive thường được coi như là bộ phim ‘phổ thông’ nhất của David Lynch, nhưng chắc chắn nó cũng không phải là một tác phẩm “dễ tiếp cận” của nhà làm phim siêu thực tiếng tăm. Không quá bất ngờ khi khán giả không muốn dành ngày cuối tuần quý giá để vắt não hiểu bộ phim neo-noir rối rắm như một mê cung này. Dù không thành công về doanh thu, nhưng phim cũng giúp Lynch nhận một đề cử cho giải ‘Đạo diễn xuất sắc nhất’ và biến nàng thơ Naomi Watts trở nên nổi tiếng hơn bao giờ hết. 
Các bộ phim cult classic như một chai rượu tốt, càng để lâu càng chín mùi, và Mullholland Drive cũng không phải ngoại lệ. Ngày nay, nó được coi như là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Lynch, và bản thân nó cũng đoạt nhiều giải thưởng về phim ảnh. BBC Culture gần đây còn vinh danh nó là một trong những bộ phim hay nhất thế kỉ XXI.

Nguồn Vogue - Bài PD

Pro Creative Class I Khóa học SÁNG TẠO, 6 buổi/tháng (cho mỗi môn học): Writing, Storytelling, Art, Design, Creativity. Học viết, thiết kế, tìm hiểu nghệ thuật, phương pháp tư duy, xây dựng giá trị cốt lõi của sáng tạo. Hotline: 0934068088 Email: Creative.proclass@gmail.com . Office: Công ty TNHH MTV Việt Thị . Address: 30, đường C18, phường 12, quận Tân Bình – HCM. 

Creative Class PRO I Trường đại học 6 ngày với những buổi học và bài giảng sẽ tạo ra những gợn sóng xung đột trong tâm trí và trái tim bạn, làn sóng cảm hứng bất tận, giúp bạn tìm thấy những nguyên tắc dẫn lối tài năng của mình đến với cái đẹp và sự sáng tạo. Pro Creative Class sẽ như một cuốn sách hướng dẫn hành trình của bạn. Đây là lời mời hít thở bầu không khí đầy sức sống, cảm nhận ngọn lửa tận trái tim bạn và sự thăng hoa của tinh thần.

Miền ký ức: Phim về nghi thức tang lễ Việt Nam công chiếu tại liên hoan phim Berlin 2022

Miền ký ức: Phim về nghi thức tang lễ Việt Nam công chiếu tại liên hoan phim Berlin 2022

Movies Memoryland (Miền Ký ức) là một bộ phim Việt Nam được chiếu 6 suất ở Liên hoan phim Berlin và được mời tham dự chiếu ở MOMA. Được đạo diễn bởi Bùi Kim Quy, cách bộ phim khai thác các nghi thức tang lễ truyền thống đã thể hiện mối quan hệ cần thiết nhưng đôi khi cũng mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại.

7 bộ phim thời trang giật gân đáng xem bên cạnh House of Gucci

7 bộ phim thời trang giật gân đáng xem bên cạnh House of Gucci

Movies Những thước phim kịch tính và đầy “drama” luôn có một sức hút khó cưỡng, đặc biệt khi lấy bối cảnh thế giới thời trang xa xỉ. Những cái tôi cao vút trời, những tham vọng vô đáy, sự ghen ghét, đố kị hay những cái chết bí ẩn là những chủ đề càng trở nên hấp dẫn hơn khi đi kèm với những khoảnh khắc thời trang kinh điển


VietnamColor I ra mắt triển lãm nghệ thuật & thiết kế “ĐI & VỀ, ĐI”

VietnamColor I ra mắt triển lãm nghệ thuật & thiết kế “ĐI & VỀ, ĐI”

Pro_Creative ĐI & VỀ, ĐI để vẽ nên màu của mình, chúng ta là Màu Việt Nam. Khi người nghệ sĩ chọn chất liệu, họ say mê bề mặt của giấy, toan, đất, vải, vóc, sơn hay bất kỳ kết cấu nào tạo ra cảm xúc để sáng tạo. Người thưởng ngoạn hít thở sâu, nhắm mắt, lắng nghe từ trực giác, mở mắt để thấu cảm màu sắc, hình, khối, vẻ quyến rũ từ chất liệu, tài năng của người nghệ sĩ, hòa nhịp làm nên câu chuyện sáng tạo. Khi bắt đầu chạm, sẽ hiểu rồi yêu, điều này vô cùng quý giá cho hành trình khám phá nghệ thuật ĐI & VỀ, ĐI của mỗi người.

AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

Storytelling Tính xác thực và độc đáo là tiền tệ của thế giới nghệ thuật. Một Van Gogh giả không có ý nghĩa gì, nhưng một Renoir thật có nghĩa là tất cả. Tuy nhiên, giống như mọi hoạt động theo đuổi sáng tạo, AI có khả năng phá vỡ thế giới nghệ thuật, cả quá khứ lẫn hiện tại. AI, được hỗ trợ bởi các bộ dữ liệu được tuyển chọn, đang tự định vị mình là một công cụ để hiểu rõ hơn về lịch sử nghệ thuật và là phương tiện mới cho các nghệ sĩ trong tương lai.

Subscription

Fashionnet

Follow us