288
23 Tháng 03 3:45 pm

10 bộ phim thời trang bạn không nên bỏ lỡ

 Những câu chuyện về ngành thời trang, các nhà biên tập nổi tiếng, nhiếp ảnh gia, cùng không ít nhà tạo mẫu chuyên nghiệp trong 10 bộ phim được chọn lọc

Bạn có dự định trở thành một biên tập viên thời trang hoặc một nhiếp ảnh gia? Có bao giờ bạn tự hỏi, cuộc sống của một nhà tạo mẫu, biên tập viên thời trang đòi hỏi điều gì chưa? Đối với một số người, thời trang là một điều gì đó rất nhàm chán của các fashionista, bị ám ảnh bởi việc phải khoác lên mình đồ hiệu. Nhờ vào các minh tinh màn bạc, cùng những bộ phim với nội dung hấp dẫn khiến thế giới có cái nhìn thoáng hơn về cuộc sống đằng sau các tín đồ thời trang. Từ những phim tài liệu cho đến bộ phim lấy cảm hứng từ đời thực – đây là 10 bộ phim điển hình được chọn lọc cẩn thận mà các bạn không nên bỏ qua.

  1. The devil wear Prada (2006)

Vì một lí do nào đó mà Andrea (Anne Hathaway) nhận được công việc “bao cô gái mơ ước”, trợ lí cho nhà biên tập tạp chí danh tiếng Miranda Priestly (Meryl Streep thủ vai), vai diễn được gợi ý bởi Vogue và chỉnh sửa bởi Anne Wintour. Kể từ khi ra mắt, The devil wear Prada trở thành bộ phim thời trang thuần tuý được các tín đồ thời trang đánh giá cao ở thế hệ của chúng ta, và có thể nói bộ phim sẽ không hoàn thiện nếu thiếu mất diễn xuất sắc sảo của nữ diễn viên Meryl Streep.

  1. Coco before Chanel (2009)

Coco Chanel là độc nhất vô nhị, nhưng trên màn ảnh nữ diễn viên Audrey Tautou đã khiến mọi người thực sự nghĩ cô giống như bản thể thứ hai của bà vậy. Bộ phim Pháp này miêu tả cuộc sống làm nhà thiết kế của bà trước khi trở thành một biểu tượng nổi tiếng trong ngành thời trang, khi bà sống bằng nghề biểu diễn ở quán bar nghèo và với nghề phục chế. Một bộ phim với phong cách cổ điển, ngọc trai, nước hoa và cả vị trí biểu tượng của Coco trong lịch sử thời trang. 

  1. Diana Vreeland: The eye has to travel (2011)

Qua những năm tháng của cô tại tạp chí Haper’s Bazaar hay Vogue để phục hồi viện bảo tàng trang phục Metropolitan, Diana Vreeland được mệnh danh là một trong những tài năng vĩ đại nhất thế kỉ qua. The eye has to travel nói về cuộc sống của một người phụ nữ phi thường, trong suốt những ngày tháng thuộc thế kỉ 20, khám phá ra thế mạnh của thời trang trong vai trò nghệ thuật và cách mạng hoá ngành công nghiệp quần áo tẻ nhạt trở thành thương hiệu mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

  1. Funny face (1957)

Nói về Diana Vreeland, biên tập viên đóng vai trò quan trọng trong bộ phim tiếp theo của danh sách phim, Funny Face. Andrey Hepburn ra mắt màn trình diễn của âm nhạc, bộ phim thanh lịch này dẫn dắt chúng ta đến với Jo (Hepburn) trong vai một người giữ sổ sách thông minh, bị cuốn hút bơỉ một tay biên tập có tính cách hung dữ đầy nhiệt huyết (Kay Thompson, được lấy cảm hứng từ Vreeland) và một vũ công, đồng thời là nhiếp ảnh gia (Fred Astire).

  1. Scatter My Ashes at Bergdorf’s (2013)

Hãy chiêm ngưỡng cảnh quay hậu trường tại cửa hàng huyền thoại ở phố New York, Bergdorf Goodman. Từ sự nghiệp phát triển của các nhà thiết kế Micheal Kors và Bobbie Brown cho đến fan hạng A, tất cả đều được thể hiện qua cảnh quay của bộ phim tài liệu thời trang này. Bộ phim được ra mắt để kỉ niệm 100 năm thành lập của cửa hàng.

  1. In Vogue: The editor’s eye (2012)

Bạn có dự định trở thành một biên tập viên thời trang hoặc một nhiếp ảnh gia? Có bao giờ bạn tự hỏi, cuộc sống của một nhà tạo mẫu thời trang đòi hỏi điều gì chưa? Và đây, với In Vogue: The editor’s eye – kinh thánh thời trang – miêu tả chân thực sự sáng tạo theo cách của nó. Trong bộ phim HBO này, bạn sẽ phần nào khám phá ra được những người đàn ông và phụ nữ, quá khứ và hiện tại, sự thật đằng sau những trang tạp chí tạo nên lịch sử.

  1. The septetmber issue (2009)

Hãy tham gia cùng các nhà tạo mẫu và biên tập viên thời trang khi họ hợp tác đưa ra ấn phẩm thời trang lớn nhất thế giới: Vogue Mỹ. Với Vogue: Biên tập viên phaỉ ghi lại quá trình làm việc và cuộc sống của mình trong tháng 9 đầy gian khổ. Minh họa cho việc kinh doanh đầy khắt khe, đòi hoỉ mọi ngươì phải đồng nhất với nhau là một vấn đề lớn.

  1. Mademoiselle C (2013)

Trong Mademoiselle, chúng ta hãy cùng nhìn cuộc sống tập ba lê tại nhà của biên tập viên, nhà tạo mẫu Carine Roitfeld, cô nắm trong tay quyền lực khủng cùng những mẫu đồ thông dụng. Những điều trên gộp lại tạo nên dự án kinh doanh đầu tiên của cô kể từ khi nghỉ hưu ở Vogue Paris: số đầu tiên của sách thời trang CR.

  1. Bill Cunningham New York (2010) Nhiếp ảnh gia đường phố là một trào lưu gần đây? Sự thật không hoàn toàn như vậy. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm về Bill Cunningham, là một nhiếp ảnh gia và nhà thiết kế lừng danh New York 80 tuôỉ. Ông đã không chụp lại những gì mọi người mặc cho tuần báo New York Times từ những năm 1970. 

  1. Ultrasuede: In search of Halston (2010)  Nhà làm phim Whitney Smith đã tiến hành phỏng vấn giới thượng lưu. Hollywood và thời trang để tìm kiếm thêm về câu chuyện đằng sau ánh hào quang của nhà thiết kế nổi tiếng người Mỹ, Roy Halston Frowick, còn được gọi là “Halston”. Một điểm nhấn đáng chú ý vào năm 1970, ông thống trị cả thành phố New York vào ban đêm. Cuộc phỏng vấn bao gồm cả Liza Minnelli, Diane Von Furstenberg, André Leon Talley, Anjelica Huston và một số người khác.

 

Lược dịch từ GQ - Giang Lê 

Hãy trở thành thành viên của FASHIONNET để đạt được lợi ích từ tin tức xu hướng thời trang, làm đẹp, giữ gìn sức khỏe, du lịch và phong cách sống. Bạn sẽ trở thành người tiêu thụ sáng suốt và nhận đuợc sự tư vấn từ dịch vụ Personal Styling của chúng tôi. 

Địa chỉ: 7 Bis Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Bến Nghé, Quận 1 - Thành phố Hồ Chí Minh. Fashionnet đã có mặt tại Hà Nội, Sydney, Melbourne, Paris, Tokyo.  

 

 

Miền ký ức: Phim về nghi thức tang lễ Việt Nam công chiếu tại liên hoan phim Berlin 2022

Miền ký ức: Phim về nghi thức tang lễ Việt Nam công chiếu tại liên hoan phim Berlin 2022

Movies Memoryland (Miền Ký ức) là một bộ phim Việt Nam được chiếu 6 suất ở Liên hoan phim Berlin và được mời tham dự chiếu ở MOMA. Được đạo diễn bởi Bùi Kim Quy, cách bộ phim khai thác các nghi thức tang lễ truyền thống đã thể hiện mối quan hệ cần thiết nhưng đôi khi cũng mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại.

7 bộ phim thời trang giật gân đáng xem bên cạnh House of Gucci

7 bộ phim thời trang giật gân đáng xem bên cạnh House of Gucci

Movies Những thước phim kịch tính và đầy “drama” luôn có một sức hút khó cưỡng, đặc biệt khi lấy bối cảnh thế giới thời trang xa xỉ. Những cái tôi cao vút trời, những tham vọng vô đáy, sự ghen ghét, đố kị hay những cái chết bí ẩn là những chủ đề càng trở nên hấp dẫn hơn khi đi kèm với những khoảnh khắc thời trang kinh điển


VietnamColor I ra mắt triển lãm nghệ thuật & thiết kế “ĐI & VỀ, ĐI”

VietnamColor I ra mắt triển lãm nghệ thuật & thiết kế “ĐI & VỀ, ĐI”

Pro_Creative ĐI & VỀ, ĐI để vẽ nên màu của mình, chúng ta là Màu Việt Nam. Khi người nghệ sĩ chọn chất liệu, họ say mê bề mặt của giấy, toan, đất, vải, vóc, sơn hay bất kỳ kết cấu nào tạo ra cảm xúc để sáng tạo. Người thưởng ngoạn hít thở sâu, nhắm mắt, lắng nghe từ trực giác, mở mắt để thấu cảm màu sắc, hình, khối, vẻ quyến rũ từ chất liệu, tài năng của người nghệ sĩ, hòa nhịp làm nên câu chuyện sáng tạo. Khi bắt đầu chạm, sẽ hiểu rồi yêu, điều này vô cùng quý giá cho hành trình khám phá nghệ thuật ĐI & VỀ, ĐI của mỗi người.

AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

Storytelling Tính xác thực và độc đáo là tiền tệ của thế giới nghệ thuật. Một Van Gogh giả không có ý nghĩa gì, nhưng một Renoir thật có nghĩa là tất cả. Tuy nhiên, giống như mọi hoạt động theo đuổi sáng tạo, AI có khả năng phá vỡ thế giới nghệ thuật, cả quá khứ lẫn hiện tại. AI, được hỗ trợ bởi các bộ dữ liệu được tuyển chọn, đang tự định vị mình là một công cụ để hiểu rõ hơn về lịch sử nghệ thuật và là phương tiện mới cho các nghệ sĩ trong tương lai.

Subscription

Fashionnet

Follow us