Triển lãm Frida Kahlo: Niềm kiêu hãnh của nàng nghệ sĩ Mexico
Fashion Một buổi triển lãm đặc biệt với những hiện vật chưa bao giờ rời khỏi Mexico, nơi trưng bày những tác phẩm do chính Frida Kahlo sáng tác kết hợp với trang phục thuộc về quyền sở hữu của cô được tìm thấy từ năm 2004. Chiếc chân giả được cô thêu thùa, trang trí thể hiện một Frida "luôn tự chở che mình trong cuộc sống nhưng sẵn sàng thả trôi tâm hồn cùng nghệ thuật"
“Đây là lần đầu tiên những hiện vật này rời khỏi Mexico” - Circe Henestrosa nói với tạp chí Vogue về đồ đạc của Frida Kahlo, những thứ đã bị cất giấu kĩ càng 50 năm cho tới năm 2004. Khi cô ra đi, chồng cô, Diego Rivera, người thu don đồ đạc tại căn phòng trong nhà của họ, được biết tới là ngôi Nhà Xanh ở ngoại ô thành phố Mexico. Điều này có thể đã không ý thức được việc truyền đạt sự tôn trọng, bảo vệ và hiểu biết về di sản của Kahlo. Phải mất bốn năm để các nhà sử học tìm thấy khoảng 6.000 bức ảnh, 12.000 tài liệu và 300 mục liên quan. Để tỏ lòng biết ơn, nhiều đồ tạo tác và quần áo cá nhân được đặt trong bảo tàng như là một phần của triển lãm mùa hè mang tên “Frida: Making herself up”.
“Đây cũng là lần đầu tiên một bảo tàng kết hợp trang phục của cô ấy trực tiếp với các bức tranh cô ấy sáng tác, thiết lập mối quan hệ thực sự thân mật giữa hai thứ. Phong cách của Frida đã đi vào huyền thoại, giống như những tác phẩm ấy vậy” Henestrosa giải thích về sự sắp xếp đặc biệt này. Từ trang phục, những cái mũ nổi bật, đến áo nịt ngực và chân tay giả che khuất những khiếm khuyết về thể chất, toàn bộ thân thể và thần thái chính là tác phẩm tuyệt vời trong sự nghiệp của cô. Triển lãm mở đầu với phần giới thiệu về cuộc sống ban đầu của Kahlo với cha là người Đức và mẹ người Mexico, cùng với đó là nhấn mạnh hai sự kiện quan trọng đã xác định danh tính của cô từ sớm với thế giới: sự co thắt bại liệt lúc sáu tuổi và tai nạn ở tuổi 18. Henestrosa thừa nhận rằng đây chính là những đánh dấu sự suy nhược cơ thể nghiêm trọng của Frida nhưng cũng chính là sự khởi đầu đáng nhớ trong sự nghiệp của cô.
Ý nghĩa nhị nguyên này là chủ đề trung tâm của sự hồi tưởng trong buổi triển lãm, trực tiếp ám chỉ hình ảnh "hai Fridas". Là một người mang hai Quốc tịch Đức-Mexico, cô luôn cảm thấy được sự hiện diện của hai dòng máu trong cuộc đời mình. Nguồn gốc của gia đình là ở Mexico nhưng cuộc sống hôn nhân của cô đã đưa cô đến Mỹ. Có một mâu thuẫn giữa sự lôi cuốn khi trở thành "người nổi tiếng", được ngưỡng mộ trước ống kính báo chí với sự cô đơn mà cô cảm nhận thấy từ bên trong. Sự giải thích nghệ thuật trong các tác phẩm của cô luôn song hành với bản chất thật từ cảm xúc. Henestrosa bổ sung rằng: "Đó là quá trình xây dựng bản sắc thông qua dân tộc, khuyết tật, niềm tin chính trị và nghệ thuật của cô ấy”.
Một loạt các bức chân dung tự họa của cha cô được trưng bày nhằm mục đích nổi bật ảnh hưởng trực tiếp của ông đến phong cách tự chụp chân dung của chính Frida. Sau đó, sự hồi tưởng tiếp tục bằng việc mở ra một căn phòng đầy những chiếc tủ và vali đồ gây trí tò mò cho người xem, chúng được đặt trong các kệ cấu trúc bằng gỗ. Giường bệnh của Kahlo hoạt động như cả nơi nương náu và sân khấu nghệ thuật, mẹ của cô cầm một tấm gương lên soi chiếu, để đứa con gái bé bỏng có thể vẽ được sự phản chiếu của chính mình. Henestrosa nói: “Cô ấy tự che chở mình trong cuộc sống, nhưng cô ấy luôn thả trôi tâm hồn tự do khám phá nghệ thuật”. Chân giả của Kahlo được cô trang trí với chiếc ủng thêu và chuông và nó như thể là “một làn da thứ hai”. Hiện vật này cũng được trưng bày trong số mỹ phẩm và phụ kiện thuộc về Kahlo
Mối quan hệ của Kahlo với thời trang song hành với ý thức hệ chính trị của cô trong thời gian đất nước khám phá ra nguồn gốc tiền Columbus của nó. “Khi cô gặp Diego Rivera (vị hôn phu) lần đầu tiên, cô mặc áo sơ mi đỏ, quần tây và váy đơn giản” - Wilcox khẳng định - “Hình ảnh đầu tiên chúng tôi nhìn thấy cô ấy mặc một bộ váy chùm dài màu đỏ là trong bức chân dung đám cưới của Frida. Tôi đã nghĩ ngay đó là sự tự do của nước Mỹ (cặp đôi kết hôn năm 1929 và sống ở Hoa Kỳ từ 1930-1934). Điều này chứng minh cô ấy đã có thể tạo ra bản sắc dân tộc độc đáo qua thời trang”.
Cô đã bị cuốn hút bởi cách những phụ nữ phi thường trong các xã hội mẫu giáo của Oaxaca ăn mặc bởi vì theo Wilcox nói: “Đây là những người phụ nữ với niềm kiêu hãnh và phẩm giá nhất định.” Sự cống hiến của cô để truyền bá di sản Mexico được thể hiện qua trang phục. Thật đáng chú ý khi những chi tiết bỏng thuốc lá hay vết bẩn đều có mặt trên các mảnh vải, cũng như sơn và thuốc nhuộm loang lổ đặc trưng. Buổi triển lãm là một hành trình đặc biệt, nơi mà Kahlo mang chiều dài lịch sự nghệ thuật kết hợp với lịch sử lâu đời của nền thời trang để cùng khám phá ra chính bản thân cô.
*Frida Kahlo sinh ngày 6/7/1907 và mất ngày 13/7/1954, là một nữ họa sĩ người Mexico, người đã giành được danh tiếng toàn cầu với các tác phẩm hội họa mang phong cách phối màu rực rỡ với ảnh hưởng đậm nét của văn hóa bản địa Mexico cũng như những ảnh hưởng của châu Âu như chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa tượng trưng và chủ nghĩa siêu thực. Rất nhiều tác phẩm của cô là dạng chân dung trong đó biểu hiện nỗi đau của bản thân tác giả.
Bài Chi Hoàng - Nguồn Vogue
Hãy trở thành thành viên của FASHIONNET để đạt được lợi ích từ tin tức xu hướng thời trang thường nhật, phân tích bán lẻ, trở thành người tiêu thụ sáng suốt và nhận đuợc sự tư vấn từ dịch vụ Personal Styling của chúng tôi. 7 Nguyễn Thị Minh Khai, phường Bến Nghé Quận 1. Hotline: 0934068088