288
05 Tháng 07 1:43 pm

Là phụ nữ, ai cũng sẽ yêu khăn lụa nữ tính vắt vai

 Khi mua khăn người ta có thể bỏ ra những số tiền rất khác nhau, nhưng khi đem về nhà thì một chiếc khăn chiffon in hình đầu lâu của nhà Alexander MacQueen có lẽ cũng chẳng quí hơn một chiếc khăn tơ được dệt lẫn những bông hoa anh túc bằng nỉ và nhuộm màu bằng vỏ củ hành tây từ một góc chợ vùng Trung Á. Cảm giác “duy chỉ có một” như khi tôi nhìn theo chiếc khăn bay đi là do mỗi chiếc đều có một mối dây liên hệ tình cảm đặc biệt với chủ nhân. Thời trang trở nên đặc biệt lãng mạn nhờ có khăn. Khi trời trở gió, những lưu luyến riêng tư lúc chuyển mùa dường như lấn át sự thoải mái dễ chịu có được nhờ vẻ đẹp thời thượng và công năng giữ ấm hay che gió bụi của những tấm khăn mỏng manh

Ký ức nhẹ tênh

Chiều Sài Gòn hối hả, vừa ra khỏi sảnh tòa tháp văn phòng 33 tầng thì một cơn gió bất thần thổi mạnh. Chiếc khăn Ralph Lauren nền xanh sọc trắng quàng hờ hững trên vai tôi nhẹ nhàng vuột ra khỏi tầm tay và bay ra giữa đường, cuốn theo tóc một cô gái trẻ đang chạy xe gắn máy, biến đi trong chớp mắt. Hơn sáu năm qua khoảnh khắc bàng hoàng tiếc nuối ấy còn lưu lại mãi về sự vuột mất ngay trước mắt mà không thể nào cứu vãn. Thời trang sao cuộc sống vậy, có những thứ đã bay đi là không bao giờ trở lại. Chiếc khăn bay đi chiều hôm ấy là một món thời vụ (seasonal) Xuân – Hè gắn mác Ralph Lauren màu xanh, được quảng cáo ngọt ngào bằng hình ảnh một cô gái thắt khăn mỏ quạ kiểu Audrey Hepburn, yểu điệu nghển cổ trên chiếc xe hơi mui trần. Không thể mua lại vì khi mùa đã qua là không còn cửa tiệm nào bày bán nó, ngay cả trên các kệ sale; cũng không phải một món hiếm quí hay có giá trị sưu tập gì để được chào trên các website kiểu boutique hay Ebay. Tuy có những nhà mốt như Burberry hay Louis Vuitton thường làm những chiếc khăn “cổ điển” luôn được lặp lại hàng năm, hầu hết các nhà mốt khác, ngay cả Hermès với khăn quàng lụa và khăn choàng lụa pha cashmere danh tiếng, đều không làm lại khăn của mùa trước, dù kích cỡ và chất liệu thường không thay đổi.

Vì thế chắc chắn có rất nhiều chiếc trở nên duy nhất với một ai đó như khăn lụa Ralph Lauren của tôi, dù mùa qua mùa không biết bao nhiêu khăn đủ loại được bày bán vô vàn từ các chợ bình dân đến những phố mua sắm xa xỉ nhất. Ngoài Hermès và Burberry có lịch sử làm khăn lâu đời (từ năm 1837 và 1856), còn có Louis Vuitton, Chanel, Dior, Missoni, Alexander McQueen, Etro, Lanvin, Ferragamo, Emilio Pucci, Fendi, hay Prada. Đó là chưa kể tới việc khăn là một trong những mặt hàng thời trang đa dạng nhất: thắt, quàng, mặc như áo, quấn như váy, che như mạng, đeo như bandeau, đủ kiểu. Có thể có vài chục vài trăm khăn hàng hiệu cao cấp đến hàng chục ngàn khăn bình dân được làm ra giống hệt nhau, một khi đã bay vào đời là kể như mất hút. Để rồi khi mùa sang, chỉ còn thấy thấp thoáng đâu đó một giải khăn bay như gió. Từ Đông tới Tây, từ cổ chí kim, văn hóa tôn giáo thời thế nào cũng có chỗ cho khăn. Trước khi pashmina (khăn dệt bằng lông măng dê núi) được ưa chuộng ở phương Tây, nó đã là vật bất li thân của người Trung Á tự muôn đời.

Valentino Resort 2019

Khi mua khăn người ta có thể bỏ ra những số tiền rất khác nhau, nhưng khi đem về nhà thì một chiếc khăn chiffon in hình đầu lâu của nhà Alexander MacQueen có lẽ cũng chẳng quí hơn một chiếc khăn tơ được dệt lẫn những bông hoa anh túc bằng nỉ và nhuộm màu bằng vỏ củ hành tây từ một góc chợ vùng Trung Á. Cảm giác “duy chỉ có một” như khi tôi nhìn theo chiếc khăn bay đi là do mỗi chiếc đều có một mối dây liên hệ tình cảm đặc biệt với chủ nhân. Thời trang trở nên đặc biệt lãng mạn nhờ có khăn. Khi trời trở gió, những lưu luyến riêng tư lúc chuyển mùa dường như lấn át sự thoải mái dễ chịu có được nhờ vẻ đẹp thời thượng và công năng giữ ấm hay che gió bụi của những tấm khăn mỏng manh.

Khăn là vật dễ mang bên mình và vì thế dễ trở nên gắn bó và chứa đựng nhiều kỷ niệm, như câu chuyện về chiếc khăn của mẹ tôi. Hồi bé chở tôi sau xe đạp mẹ trùm kín mặt tôi bằng chiếc khăn lụa duy nhất của bà vào mỗi dịp thu về để che gió bụi. Tôi rất thích chiếc khăn mỏng tang màu kem có in những bông hồng màu xanh ấy, vì mỗi lần được quàng khăn thấy mình thành người lớn như mẹ. Một hôm đang tha thẩn chơi trước sân xem ông cụ hàng xóm nhuộm phẩm màu lên giấy làm đèn ông sao, bỗng có cơn gió nhẹ cuốn chiếc khăn còn nhẹ hơn gió rơi xuống chậu phẩm màu. Khăn lập tức biến thành màu hồng và những bông hồng thì trở nên tím thẫm. Từ đó mẹ cho tôi quàng chiếc khăn ấy luôn vì thời những năm 1970 ở Việt Nam phụ nữ không quàng khăn sặc sỡ ra đường. Tuổi thơ qua, chiếc khăn đã thất lạc đâu đó, chỉ còn màu hồng thắm rưng rưng trong ký ức.

Emilio Pucci Resort 2018

Những chuyển động kỳ bí

Không chỉ gắn với những kỷ niệm lãng mạn của mỗi người, suốt một lịch sử lâu đời (ngót nghét bốn ngàn năm), khăn còn có mặt trong những sự tích lạ lùng đã trở thành tài sản văn hóa của nhân loại. Câu chuyện Phúc Âm (Tân Ước Kinh Thánh) nổi tiếng kể về điệu múa Salome trình diễn trước vua Herod Antipas, kẻ vừa cướp ngôi anh và lấy chị dâu, cũng là mẹ của nàng. Phần thưởng mà Salome mong muốn là đầu của sứ đồ John the Baptist đang bị nhà vua giam cầm. Câu chuyện nhuốm màu ma mị và đau thương này được chính sử và huyền sử ghi lại nhiều dị bản, đi vào thơ ca nhạc họa dưới những góc nhìn dị biệt. Trong vở kịch viết năm 1891 “Vũ điệu bảy chiếc mạng che mặt”, Oscar Wilde đã phủ thêm một tấm màn huyền diệu cho điệu múa của Salome. Người ta cho rằng Wilde chịu ảnh hưởng của các nhà văn Pháp, coi Salome là hiện thân của nhục dục với hình ảnh đầy ẩn dụ của bảy chiếc mạng che mặt được nàng gỡ ra từ từ theo những vòng tay mơ hồ. Ở đây mạng che không làm cho Salome trở nên kín đáo hơn, ngược lại tôn thêm vẻ khêu gợi bí ẩn từ những chuyển động cơ thể của nàng. Hình ảnh những chiếc mạng trong vở kịch của Wilde có thể được truyền cảm hứng từ những vần thơ về Salome của Arthur O’Shaughnessy: “Hai tay nàng dập dờn lượn sóng trên lớp mạng che mờ ảo; ôm ấp vẻ kiều diễm và bao phủ gương mặt nàng là những làn khói sương mờ mịt màu topaz và thạch anh tím”.

Hermes Campaign 2018

Với tôi, câu chuyện sử thi huyền hoặc này còn gửi một thông điệp thời trang hiện đại. Hình ảnh của những chiếc mạng che, hay khăn nói chung, không chỉ tĩnh mà còn động. Vì vậy tùy vào những ý tưởng khơi gợi của chuyển động cơ thể mà khăn có thể mang những ý nghĩa rất khác nhau. Nói rộng ra, nhờ trạng thái động mà khăn trở thành món phụ kiện độc đáo phản ánh sâu sắc tâm thái (attitude), phẩm giá và cả địa vị xã hội của mỗi cá nhân. Cùng một chiếc khăn, sang trọng hay thô kệch là còn tùy vào dáng vẻ, cốt cách và hành vi của từng người quàng nó. Năm nay nhà Hermès làm một chiếc khăn cashmere pha lụa có họa tiết ngựa vằn trên nền màu nóng vừa truyền thống, vừa nổi bật, vừa vui tươi, vừa năng động. Nhưng chẳng khó tưởng tượng rằng một phụ nữ quí phái Pháp sẽ có dáng vẻ thật khác với một nàng Nga giàu sổi trong chiếc khăn ấy.

Vì thế chọn mua khăn là một việc không đơn giản, chưa kể đến chuyện học cách thắt quàng khăn. Có thể coi chọn mua khăn như kết bạn, cảm xúc đầu tiên thường đúng, nhưng cũng phải tùy duyên. Dù không cần phải vừa vặn như quần áo, nhiều chiếc khăn dễ dàng bị xếp trong xó tủ nếu một ngày ta chợt nhận ra vẻ gượng gạo và cứng nhắc của mình khi quàng chúng. Sau cánh cửa của tiệm Hermès Paris luôn có một nhân viên bán hàng quàng chiếc khăn mới nhất của mùa với một cách thắt độc đáo. Bạn chỉ cần nán lại một chút là cô sẽ vui vẻ hướng dẫn bạn cách thắt đó. Nếu quá khó nhớ bạn có thể quay video bằng smartphone, rồi tập vài lần. Những chiếc khăn lụa Hermès được in các tác phẩm của nhiều nghệ sĩ khác nhau, với muôn đề tài màu sắc được đổi mới qua từng mùa thường nổi bật trên nền đồng phục đen của nhân viên bán hàng, nhưng chắc chắn sẽ có hình ảnh riêng trên trang phục và phong thái của bạn. Tôi không định kể kỹ về khăn Hermès, hay Liberty (một thương hiệu nổi tiếng ở Anh luôn có những chất liệu và họa tiết mới), để dành cho một dịp khác, bạn có thể tìm hiểu về chúng ở nhiều nơi, nếu chưa kịp hôm nay thì ngày mai cũng không muộn. Chỉ muốn chia sẻ ở đây những cảm xúc và chi tiết vụn vặt, để góp một góc nhìn riêng về những giá trị thời trang của khăn.

Dolce & Gabbana

Mác khăn thường ghi rõ chất liệu, chẳng hạn bằng lụa 100% hoặc cashmere pha lụa (65%/ 35%). Rất nhiều nhà mốt cao cấp làm khăn theo công thức đơn giản này. Tuy vậy cảm giác về độ mềm mại ấm áp thoáng đãng nhẹ nhàng của mỗi tấm khăn rất đặc biệt và thường không lẫn với khăn có nhãn hiệu khác. Đó là chưa nói đến màu sắc họa tiết. Điều kỳ lạ là giữa rất nhiều chiếc khăn đủ màu xếp ken dày đặc, bạn dễ dàng tìm ra một chiếc có màu sắc và họa tiết phù hợp cho mình, cho cả màu trời và cảnh sắc của những buổi sáng quàng khăn ra đường (dù màu trời và cảnh sắc luôn luôn thay đổi). Các nhân viên bán hàng thường bận rộn và chỉ kịp vắn tắt bảo bạn rằng “năm nay là năm của những dòng sông, chiếc khăn quí vị mua có vẽ cảnh ở bến sông…”. Bạn quên ngay tên của dòng sông ấy, nhưng giữ lại cảm xúc xốn xang trong veo mát lạnh của tấm khăn. Để rồi sau này hơn một lần trên phố sẽ có một ai đó nhanh nhảu khen rằng khăn của bạn rất tuyệt. Lâu dần thành quen, bạn không còn thắc mắc vì sao những chiếc khăn có kích cỡ định sẵn lại có thể đem lại nhiều hiệu ứng thiết kế đến vậy. Cắt may rất quan trọng trong một thiết kế trang phục, nhưng một món nằm đâu đó giữa trang phục và phụ kiện như khăn, họa tiết và chất liệu cũng chẳng kém phần. Có những chi tiết như khóa ngựa của nhà Hermès hay đầu lâu của nhà Alexander McQueen đã nhờ được in trên khăn mà sống mãi, vượt qua mọi xu hướng và mọi đổi thay của các mùa thời trang.

Sản xuất thủ công khăn Hermes

Nhẹ nhàng bay đi

Họa tiết và chất liệu khăn có lẽ chưa phải là thành tố quan trọng nhất. Bạn có thể suýt xoa trầm trồ và “xin phép” chạm vào mặt lụa trắng muốt của một tấm khăn choàng xuất xứ từ Syria, có thể tìm hiểu xem cashmere từ đâu đẹp nhất, và tranh luận xem pashmina có phải là một chất liệu thuần khiết để đưa lên mác khăn. Nghĩa là bạn cứ mặc sức tìm hiểu bất cứ điều gì làm nên vẻ đẹp tinh tế của một chiếc khăn, để rồi cuối cùng lại ngẩn ngơ ngắm một tấm ảnh đen trắng, trong đó nghệ sĩ múa Isadora Duncan, người đầu tiên múa với khăn, tung lên trời một giải khăn dài không rõ chất liệu và họa tiết , theo một thế múa hiện đại vào một ngày nào đó đầu thế kỷ hai mươi. Bạn có thể nhớ rất kỹ kỷ niệm về mỗi tấm khăn mình đang có hoặc từng có, và bạn càng không thể nào quên những hình ảnh nổi tiếng từng thấy bất chợt đâu đó, của nữ hoàng Anh Victoria trong những tấm khăn vương giả hay nhạc sĩ Đức Beethoven thắt những tấm khăn lụa “rất mốt” trên cổ áo trắng (nghe đâu để lấy lòng nàng Therese Malfatti).

Bạn có thể quên cảnh này cảnh khác trong các bộ phim kinh điển, nhưng chắc chắn nhớ gương mặt và dáng vóc mỹ miều khi choàng khăn của những Vivien Leigh, Elizabeth Taylor, Grace Kelly hay Audrey Hepburn. Nhìn theo nàng công chúa vi hành cưỡi vespa trong kỳ nghỉ hè ở Roma, bạn hơn một lần xao xuyến ngắm nàng “che dấu thân phận” sau một mảnh khăn không rõ màu sắc họa tiết chất liệu, chưa nói đến nhãn hiệu nào hay xuất xứ từ đâu. Khăn trở thành một phần của phong cách và thời trang như thế đó, nhẹ nhàng thấm vào cảm xúc.

Có lẽ đối với nhiều người như bạn và tôi, những cảm xúc ấy quan trọng hơn việc biết khăn được dùng từ bao giờ, vì những mục đích nào – sức khỏe, văn hóa, chính trị hay tôn giáo; hay những kiến thức tối thiểu về lễ nghi và cách thức dùng khăn. Cũng chẳng cần biết rằng khăn chỉ mới trở thành một món không thể thiếu trong thời trang từ chưa tới hai trăm năm nay, hay hơn một trăm năm, theo nhiều nghiên cứu “kỹ lưỡng”. Hãy cứ nhẹ nhàng trước gương thắt một chiếc khăn cho một ngày nhiều gió, và không phải buồn nhiều nếu chẳng may nó bị gió cuốn đi.

Ở Việt Nam, chiếc khăn bấy lâu nay vẫn là những món quà nhỏ xinh mà chúng ta dành tặng cho các bà các mẹ mỗi dịp lễ, hay chỉ đơn giản là vì gió mùa về, đông tới, muốn quan tâm và nhắc nhở người thân giữ gìn sức khoẻ. Khăn len, khăn dạ, khăn voan hay đặc biệt là khăn lụa, chẳng bao giờ là lỗi thời, ai nấy ra đường cũng quàng lên mình như thể chào đón mùa lạnh tới. Nó là một thứ gì đấy gần gũi, thanh khiết và sống động. Mỗi người một màu sắc riêng, người thắt gọn ở cổ, kẻ chùm lên tóc, có người sắm cho mình cả chiếc khăn choàng to như áo khoác. Từ thuở Hùng Vương thứ 6, người ta đã biết chăn tằm, ươm tơ, dệt ra những mảnh lụa nhẹ bẫng, dễ chịu. "Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân", vì vậy mà biết bao câu thơ, điện ảnh ra đời để ca ngợi lụa Việt như "Áo lụa Hà Đông", đạt giải thưởng tại liên hoan phim Hàn Quốc. Không thể trách những người chi mạnh để có được một chiếc khăn hàng hiệu độc đáo nhưng ta quên rằng khăn lụa Việt Nam cũng được bạn bè năm châu chào đón nồng nhiệt đến thế. Màu sắc được nhuộm từ nguyên liệu tự nhiên, dệt bằng tay của những người thợ mang trong mình sứ mệnh gìn giữ truyền thống bao đời, thật đến nỗi chiếc khăn hoà quyện vào không gian rừng núi và biển cả một cách tuyệt vời. 

Khăn lụa Fashionnet tại Nam Phi  

Bài Lã Hoa

FASHIONNET là một ngôi nhà lạc quan, sống động nhưng tràn đầy cảm xúc, với sự ấm áp, thân tình. Fashionnet, nơi chiếu những bộ phim tuyệt vời, những buổi gặp gỡ yêu thương của những người yêu nghệ thuật, trà và lụa. FASHIONNET là thời trang, làm đẹp, nhiếp ảnh, hội họa là một nguồn vui sống tích cực và sinh động, vì phụ nữ hạnh phúc thì thế giới mới tốt đẹp. Fashionnet tại 7 Bis Nguyễn Thị Minh Khai, phưòng Bến Nghé, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh. Hotline: 093 406 8088

SILK PARTY, dải lụa Việt Nam đa sắc màu

SILK PARTY, dải lụa Việt Nam đa sắc màu

Silk Party Lụa nhẹ nhàng, gợi tình mà sống động. Đến với chúng tôi để kết thân với Lụa, chiêm ngưỡng vẻ đẹp mỏng manh, để thưởng thức hương vị thiên nhiên, nếm vị tan chảy ngọt ngào của tinh hoa Đất Trời. Lụa, đẹp như cái tên, với những sắc thái thật rực rỡ của cuộc sống. Những dải lụa đẹp và nhẹ như một bài thơ. Những chiếc khăn lóng lánh từ những sợi tơ, kết tinh của văn hóa phương Đông, chỉ có thể cảm nhận bằng hơi thở nhẹ. Lụa, hình ảnh mang tính biểu tượng của nước, trong suốt và tuôn chảy. Lụa đôi khi không cần đến ngôn từ, vẫn nảy nở tình yêu. Lụa được thể hiện bằng hương vị của thiên nhiên, tinh túy của trời đất, nâng niu vẻ đẹp ấy là những người tinh tế và giàu cảm xúc. Người sáng tạo thương hiệu SILK PARTY mong muốn phụ nữ luôn được hạnh phúc với nhiều niềm vui, đó là lý do tại sao cô chọn từ PARTY để gắn với SILK. Mong rằng cuộc sống của chúng ta sẽ như các bữa tiệc nhẹ nhàng vui vẻ, với nhiều trải nghiệm thú vị. Mỗi người sẽ ứng với những màu sắc đặc biệt của riêng mình, là bảng phối màu đa sắc của SILK PARTY

Lưu giữ vẻ đẹp bất tận của

Lưu giữ vẻ đẹp bất tận của "nàng lụa"

Silk Party Lụa tơ tằm từ lâu đã trở thành nét đẹp tinh túy của ngành dệt Việt Nam, từ sợi tơ tằm vàng óng, xốp nhẹ như mây trời, đến những thiết kế dệt bằng lụa đẹp và tinh tế dành riêng cho phụ nữ. Lụa giống như một cô tiểu thư dịu dàng, mong manh, với vẻ bề ngoài luôn làm say đắm lòng người nhưng lại đặc biệt khó chiều

 Silk Party những sắc thái rực rỡ của cuộc sống

Silk Party những sắc thái rực rỡ của cuộc sống

Silk Party Những chiếc khăn quàng cổ quyến rũ được nhuộm, nhúng màu nước, túi xách, váy áo mềm mại và sang trọng. Nhà thiết kế của chúng tôi cũng liên tục phát triển các sản phẩm lụa thông qua việc mở rộng sản phẩm từ tơ thân thiện với môi trường tự nhiên và cực kỳ khác biệt, duy trì một khái niệm độc đáo và mới mẻ mỗi mùa. Lụa được thể hiện bằng hương vị của thiên nhiên, tinh túy của trời đất, nâng niu vẻ đẹp ấy chỉ dành cho người tinh tế và nhiều cảm xúc


VietnamColor I ra mắt triển lãm nghệ thuật & thiết kế “ĐI & VỀ, ĐI”

VietnamColor I ra mắt triển lãm nghệ thuật & thiết kế “ĐI & VỀ, ĐI”

Pro_Creative ĐI & VỀ, ĐI để vẽ nên màu của mình, chúng ta là Màu Việt Nam. Khi người nghệ sĩ chọn chất liệu, họ say mê bề mặt của giấy, toan, đất, vải, vóc, sơn hay bất kỳ kết cấu nào tạo ra cảm xúc để sáng tạo. Người thưởng ngoạn hít thở sâu, nhắm mắt, lắng nghe từ trực giác, mở mắt để thấu cảm màu sắc, hình, khối, vẻ quyến rũ từ chất liệu, tài năng của người nghệ sĩ, hòa nhịp làm nên câu chuyện sáng tạo. Khi bắt đầu chạm, sẽ hiểu rồi yêu, điều này vô cùng quý giá cho hành trình khám phá nghệ thuật ĐI & VỀ, ĐI của mỗi người.

AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

Storytelling Tính xác thực và độc đáo là tiền tệ của thế giới nghệ thuật. Một Van Gogh giả không có ý nghĩa gì, nhưng một Renoir thật có nghĩa là tất cả. Tuy nhiên, giống như mọi hoạt động theo đuổi sáng tạo, AI có khả năng phá vỡ thế giới nghệ thuật, cả quá khứ lẫn hiện tại. AI, được hỗ trợ bởi các bộ dữ liệu được tuyển chọn, đang tự định vị mình là một công cụ để hiểu rõ hơn về lịch sử nghệ thuật và là phương tiện mới cho các nghệ sĩ trong tương lai.

Subscription

Fashionnet

Follow us