288
12 Tháng 05 10:35 pm

Hair Artist Thế Dũng: Không ai tự nhiên giỏi, tất cả đều cần Ân sư

 Bước ra từ Color Trophy 2009 với những giải thưởng danh giá, nhà tạo mẫu tóc Thế Dũng đã khẳng định được tên tuổi của mình bằng những nỗ lực không ngừng trong thiết kế tạo kiểu cũng như đào tạo rất nhiều học viên, sau cũng trở thành những cái tên thành công. Fashionnet rất vui được trò chuyện với anh xung quanh các vấn đề cuộc sống, công việc và về cuộc thi Color&Style Trophy 2018.

Là một trong những nhà đào tạo hàng đầu Việt Nam trong ngành tạo mẫu tóc, bằng kinh nghiệm làm việc với rất nhiều đồng nghiệp và học viên, anh cho rằng những yếu tố nào làm nên một nhà tạo mẫu tóc chuyên nghiệp?

Thật lòng mà nói, mình không phải là một nhà sư phạm hay nhà đào tạo hàng đầu Việt Nam. Đây không phải là khiêm tốn mà mình cảm thấy còn phải cố gắng rất nhiều nữa để có thể làm tốt hơn công việc hiện tại. Qua việc tiếp xúc với nhiều đồng nghiệp và học viên, mình cho rằng yếu tố quan trọng để làm nên một nhà tạo mẫu tóc chuyên nghiệp đó là phải nắm chắc kiến thức nền tảng về công việc. Cần phải hiểu rõ đặc trưng của ngành nghề, sứ mệnh của nghề. Nghề tóc mình định nghĩa có 4 yếu tố: Kinh doanh, nghệ thuật, dịch vụ và thời trang. Người làm ngành tạo mẫu tóc cần phải học tập, trau dồi nghiêm túc để làm tròn 4 yếu tố kể trên. Khi dạy học viên, mình luôn nhắc nhở họ phải tạo lập trong mình một ý niệm về sứ mệnh của nghề: mang lại niềm vui cho khách hàng và cũng là cho cuộc đời, bằng chính dịch vụ, kỹ thuật của mình, làm cho họ thoả mãn, hài lòng với vẻ đẹp của mình sau khi đến với salon.

Tóm lại, muốn thực sự trở thành một nhà tạo mẫu tóc chuyên nghiệp, chúng ta phải chuyên tâm, nghiêm túc, có ý thức rèn luyện kỹ năng, ham học hỏi, luôn luôn giữ được niềm vui và tình yêu với ngành nghề.

Như vậy, anh cho rằng tự học (thay vì được đào tạo bài bản) có thể trở thành một nhà tạo mẫu tóc chuyên nghiệp được không?

Các cụ vẫn nói “Không thầy đố mày làm nên”, đến bây giờ vẫn vậy. Cuộc sống mỗi người, bất cứ nghề nào cũng rất cần có “ân sư,” tức là người thầy dẫn dắt chỉ lối cho chúng ta, không thì sẽ đi lòng vòng cả đời cũng không tìm ra giá trị thực sự của nghề nghiệp. Đặc biệt với ngành tạo mẫu tóc, cũng có thể coi là một ngành nghệ thuật, rất cần sự hướng dẫn bài bản. Chúng ta có thể học trên mạng, học mót đâu đó, nhưng tất cả đó chỉ để tham khảo, không thể tự nhiên mà đi đến bờ đến bến. Mình cho rằng việc tự học rất vất vả và rất khó để trở thành người mang yếu tố chuyên nghiệp. Đặc biệt, mình muốn nhấn mạnh, việc học của ngành tạo mẫu tóc là cả một quá trình dài, không phải ngày một ngày hai, không thể nghe ở đâu quảng cáo “3 tháng, 6 tháng có thể hoàn thiện tay nghề và ra đi làm”. Không có chuyện đó! Như riêng với đặc thù ngành tóc ở Việt Nam, cần mất ít nhất 2, 3 năm để có thể làm nghề, chúng ta không được học và xây dựng sơ đồ phát triển thì sẽ dễ bị ảo tưởng vào bản thân. Mình có thể khẳng định: Việc học rất gian nan và vất vả, nếu không được đào tạo mà chỉ tự học, không bao giờ có thể trở thành một nhà tạo mẫu tóc chuyên nghiệp! Phải có thầy, và thầy chuyên nghiệp!

Khó khăn, công phu là vậy, tại sao anh vẫn chọn công việc nhiều thử thách này?

Đó là một cái duyên, thuở thiếu thời ai cũng có ước mơ và hoài bão. Bản thân mình may mắn được học nghệ thuật từ bé, được làm quen với âm nhạc và mỹ thuật. Tuy nhiên cũng có nhiều điều xô đẩy: từ hoàn cảnh gia đình, xã hội, thời thế lúc bấy giờ cũng rất khó cho bọn mình. Rồi có thời gian mình sống bên Hongkong 7,8 năm, được “làm điệu” từ nhỏ, lên lớp 9, lớp 10 thường được ra tiệm của bà cô để “làm đẹp”, sau đó mình cảm thấy thú vị và bắt đầu chú ý tới việc làm tóc. Lên cấp 3 mình đã có thể cắt tóc cho mọi người nhưng lúc đó chỉ là làm vui thôi, sau đó mới đam mê, cảm thấy muốn gắn bó và cống hiến với công việc. Thời đó có rất nhiều khó khăn cho bọn mình trong việc tìm tòi kiến thức nhưng sự cạnh tranh thì chưa cao, vậy nên cũng may mắn khi cảm thấy nghề mình chọn mang lại cho mình cuộc sống, vậy là mình quyết định dấn thân vào con đường nhiều thử thách này.

Điều gì đã luôn giữ chân anh với nghề, anh coi đâu là động lực để phấn đấu không nghỉ trên con đường nghệ thuật?

Trước hết mình phải có đam mê, có tình yêu với nghề, phải tìm thấy giá trị cuộc sống của mình khi làm nghề đó. Là một người tạo mẫu tóc, mình phải có vị trí trong lòng khách hàng, được khách hàng yêu mến. Là một người giáo viên, thì phải mang lại cho học viên kiến thức, cho họ hành trang tốt để họ bước vào nghề. Ý thức được những trách nhiệm, sứ mệnh đó, mình không ngừng trau dồi, rèn luyện để tự tin và luôn kiên định trên con đường nghệ thuật của mình.

Theo anh, những khác biệt cơ bản giữa ngành thời trang tóc của nước ngoài và của Việt Nam là gì? Chúng ta có thuận lợi và khó khăn gì so với các nước bạn để nâng cao chất lượng ngành đặc thù này?

Theo mình thì ngành thời trang tóc nước ngoài và Việt Nam có rất nhiều khác biệt, do cơ cấu, nền tảng văn hoá xã hội tạo nên. Một đất nước phát triển họ sẽ có quy hoạch, tiêu chuẩn, định nghĩa rõ ràng cho ngành nghề. Quy chuẩn trong ngành tóc của họ rất cao. Chúng ta lại chưa thực sự có được điều này. Tiêu chuẩn phải do nhà nước, ngành nghề, chuyên gia kiểm định và phải được sàng lọc, thi, sát hạch, đánh giá liên tục. Tiêu chuẩn của chúng ta còn thấp, từ đó, sinh ra tâm lý “xoá bỏ tiêu chuẩn” và “đốt cháy giai đoạn”, tạo ra trình độ người thợ non kém, ngành dịch vụ làm đẹp trở nên lộn xộn. Khó khăn thứ hai là vấn đề quản lý thị trường còn rối ren, lỏng lẻo. Những mĩ phẩm chăm sóc tóc làm giả, làm nhái, chất lượng kém bàn bày bán nhan nhản. Điều đó làm ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng và tạo nên tính không công bằng trong kinh doanh và làm dịch vụ tóc.

Cảm ơn sự thẳng thắn của anh. Nghe anh chia sẻ, chúng tôi thấy được sự nghiêm túc và tôn trọng mà anh dành cho nghề nghiệp của mình. Bước ra từ cuộc thi Color Trophy 2009, anh thấy cuộc thi này đã đem lại cho mình những điều gì?

Khi đó mình còn khá trẻ, cuộc thi cho mình hiểu biết và sự nhìn nhận về thời trang cũng như cái đẹp một cách chuyên nghiệp. Quan trọng nữa là mình được va chạm trong một cuộc thi uy tín, được giao lưu và học hỏi các anh em đồng nghiệp. Sau cuộc thi chúng mình có kết nối với nhau tạo nên những sân chơi riêng để không ngừng trau dồi kiến thức, cùng nhau phát triển. Cuộc thi cho mình nhận thức được xem mình còn thiếu và cần bổ sung những gì, từ đó “nâng cấp” trình độ và có đam mê với nghề hơn.

Hair Artist Thế Dũng cùng các nghệ sĩ tóc từ khắp cả nước tham dự buổi họp báo Color&Style Trophy 2018 tại Thành phố Hồ Chí Minh 

Anh hi vọng và mong chờ điều gì ở cuộc thi Color&Style Trophy năm nay?

Cũng đã gần 10 năm Color&Style trophy mới quay lại Việt Nam, mình hi vọng cuộc thi sẽ ngày một chuyên nghiệp, sáng tạo và tươi mới hơn. Cũng cần phải làm chặt chẽ từng vòng, ví dụ ở vòng online, khi thí sinh gửi bài dự thi nên được yêu cầu gửi kèm theo bản “giải trình”, sơ đồ từng bước của mẫu thiết kế, tránh tình trạng lập lờ, giúp đỡ, tác động từ bên ngoài. Vì là một sân chơi tầm cỡ quốc tế, L’Oreal nên quảng bá mạnh mẽ cho cuộc thi, khẳng định giá trị cuả Color&Style Trophy. Bởi thực tế, bất kỳ nhà tạo mẫu tóc nào cũng đều mong muốn sở hữu những giải thưởng danh giá này.

Màu grey-blue, tóc bay nhẹ là xu hướng màu của hè 2018 

Xin cảm ơn những chia sẻ thân tình, thẳng thắn của anh! Chúc anh sẽ có những ngày đồng hành thật vui và ý nghĩa cùng với Color&Style Trophy 2018!

Bài Minh Anh - phỏng vấn độc quyền của Fahionnet

Hãy trở thành thành viên của FASHIONNET để đạt được lợi ích từ tin tức xu hướng thời trang thường nhật, phân tích bán lẻ, trở thành người tiêu thụ sáng suốt và nhận đuợc sự tư vấn từ dịch vụ Personal Styling của chúng tôi. 7 Nguyễn Thị Minh Khai, phường Bến Nghé Quận 1. Hotline: 0934068088 

Guido Palau: Nhà tạo kiểu tóc thách thức quy chuẩn cái đẹp

Guido Palau: Nhà tạo kiểu tóc thách thức quy chuẩn cái đẹp

Hair "Không nên có bất kì cản trở nào trong việc thể hiện cái đẹp của riêng mình." Với những kiểu tóc đầy sáng tạo và tinh tế, "phù thủy" tạo kiểu Guido Palau kiến tạo những cá tính đặc sắc, khác biệt để truyền cảm hứng cũng như góp phần đạp đổ những khái niệm đã quá cũ kĩ và rập khuôn của "cái đẹp"

Cá tính mùa hè với tóc Pixie cut!

Cá tính mùa hè với tóc Pixie cut!

Hair Kiểu tóc pixie cá tính đang quay trở lại mạnh mẽ khi được diện bởi những siêu sao hàng đầu như Demi Lovato, Cardi B hay gần đây nhất là Rihanna. Không chỉ phù hợp với khí hậu mùa hè sắp tới, pixie cũng là kiểu tóc phù hợp cho những ai có dự định ‘F5’ bản thân hay đơn giản là muốn tạo sự đặc trưng cho chính mình.

Xu hướng màu tóc mùa thu năm 2020

Xu hướng màu tóc mùa thu năm 2020

Hair Những màu tóc tối, tự nhiên và dễ bảo quản sẽ lên ngôi vào mùa thu năm nay. Hãy cùng điểm qua những màu tóc lấy cảm hứng từ các nàng thơ như Rihanna, Beyonce,Zendaya... để chọn cho mình một gam màu phù hợp với tiết trời se lạnh ngày thu.


VietnamColor I ra mắt triển lãm nghệ thuật & thiết kế “ĐI & VỀ, ĐI”

VietnamColor I ra mắt triển lãm nghệ thuật & thiết kế “ĐI & VỀ, ĐI”

Pro_Creative ĐI & VỀ, ĐI để vẽ nên màu của mình, chúng ta là Màu Việt Nam. Khi người nghệ sĩ chọn chất liệu, họ say mê bề mặt của giấy, toan, đất, vải, vóc, sơn hay bất kỳ kết cấu nào tạo ra cảm xúc để sáng tạo. Người thưởng ngoạn hít thở sâu, nhắm mắt, lắng nghe từ trực giác, mở mắt để thấu cảm màu sắc, hình, khối, vẻ quyến rũ từ chất liệu, tài năng của người nghệ sĩ, hòa nhịp làm nên câu chuyện sáng tạo. Khi bắt đầu chạm, sẽ hiểu rồi yêu, điều này vô cùng quý giá cho hành trình khám phá nghệ thuật ĐI & VỀ, ĐI của mỗi người.

AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

Storytelling Tính xác thực và độc đáo là tiền tệ của thế giới nghệ thuật. Một Van Gogh giả không có ý nghĩa gì, nhưng một Renoir thật có nghĩa là tất cả. Tuy nhiên, giống như mọi hoạt động theo đuổi sáng tạo, AI có khả năng phá vỡ thế giới nghệ thuật, cả quá khứ lẫn hiện tại. AI, được hỗ trợ bởi các bộ dữ liệu được tuyển chọn, đang tự định vị mình là một công cụ để hiểu rõ hơn về lịch sử nghệ thuật và là phương tiện mới cho các nghệ sĩ trong tương lai.

Subscription

Fashionnet

Follow us